II-4-4-b1 ĐĐTVK quyển 11- Nam Ấn
TÂY BẮC ẤN ĐỘ (Gồm 7 nước)
(Trình tự đi theo Từ Ân Truyện)
① → Từ đây Suratha (Tô-lạt-đà) đi tiếp về hướng Tây bắc qua sông Indus (sông Ấn Độ) đến Adinavachila (A-điểm-bà-súy-la阿點婆 翅羅O-tien-po-chi-lo) Tây Ấn. Đô thành là Khajiswara (Kiệt-quỳnh- phạt-la朅茕伐羅Kie-tsi-shi-fa). Lúc Đức Phật còn tại thế, Ngài nhiều lần du hành đến đây. Nơi thánh tích này, vua A Dục có xây tháp, hiện nay vẫn còn. Chùa viện có 80 ngôi, tăng đồ năm ngàn, học Tiểu thừa Chánh Lượng Bộ. Vùng đất phía Tây hoang vu từ bờ sông Sindh (Tín Độ) đến bờ biển. Đất mặn thấp ẩm ướt. Khí hậu lạnh, gió mạnh.
Adinavachila nay tại Pakistan (Ba-cơ-tư-thản) gần sông Ấn Độ và gần biển, đô thành là Karachi (Ca-lạp-kì卡拉 奇). Nơi đây là chỗ ngoại đạo “Đồ Khôi”涂灰 tu tập.
Sông Indus (Sindh darya), có nhiều tên gọi theo từng quốc gia. Tiếng Sindhi: Sindh, Sanskrit và Hindi: Sindhu, Ba Tư: Hindu, Tây Tạng: Sư Tử (Lion River), Trung Quốc: Ấn Độ印度Yìndù, tiếng Hy Lạp: Sinthos, và tiếng Latinh: Sindus.② → Đi về phía Tây Bắc 2.000 dặm đến Langala (Lang-yết-la 狼揭羅Lang-kie-lo) Tây Ấn, gần biển lớn. Đây là điểm xa nhất về phía Tây mà Ngài đi tới. Trong nước có một trăm ngôi chùa, sáu ngàn tăng đồ học theo Đại thừa và Tiểu thừa. Đô thành là Sambhuriwara (Tốt- miễn-lê-thấp-phạt-la窣免黎濕伐羅Su-neu-li-shi-fa-lo).
Trước kia sông Ấn là sông lớn thứ hai sau sông Hằng, thuộc nước Ấn Độ. Sau này phân định lại biên giới nên sông thuộc về nuớc Pakistan ngày nay và trở thành con sông chính của nước này. Sông bắt nguồn từ dãy núi Himalaya ở Tây Tạng chảy qua Kashmir rồi vào lãnh thổ Pakistan. Chảy suốt chiều dài của lãnh thổ Pakistan, băng qua đồng bằng phía đông nam Karachi và tới biển Arabian (Ả Rập). Sông dài 3.200km.
Đang trong vùng Sindh nên ghi chú của Huyền trang ghi là sông Sindh (Tín Độ).
Langala nay thuộc Đông nam tỉnh Balochistan (Tỉ-lộ-chi俾路支), khoảng kinh tuyến 65° Đông.Balochistan (Biluchistan) nằm ở rìa phía Đông cao nguyên Iranian. Thủ đô là Quetta (Khuê-đạt奎達) (30.12°Bắc 67.01°Đông). Phần lớn những tỉnh nằm phía Nam của Quetta, rải rác trong sa mạc, với những thị trấn có dân cư ở cạnh bờ sông và suối.③ → Về hướng Đông Bắc 700 dặm đến Pitasila (Tí-đa-thế-la臂 多勢羅) Tây Ấn. Đô thành chu vi hai mươi dặm. Đất đai nhiều cát và mặn, trồng nhiều đậu lúa nhưng rất ít hoa và trái cây. Có tháp vua A Dục kiến tạo, cao trăm thước tàu, trong có xá lợi phóng ra ánh sáng. Nơi đây có tích truyện, khi Như Lai làm tiên nhân bị quốc vương hại.
Dãy núi Sulaiman (Tô-lai-mạn苏莱曼) có đỉnh cao nhất là Takht-e-Sulaiman 3.487m.
Đô thành nằm khoảng Khuzdar (Hồ-tư-đạt-nhĩ胡兹達尓) phía Đông dãy núi Cát-nhĩ-đặc-nhĩ吉尓特尓.
Nay thuộc tỉnh Sindh, Pakistan. Đô thành là Hi-ca-bố-nhĩ希卡布尓.④ → Đông Bắc 300 dặm đến Avanda (A-sam-đồ阿參荼) Tây Ấn. Có tháp do vua A Dục kiến tạo, bên cạnh có tinh xá, trong có một tượng Phật đứng. Về phía Nam 800 dặm có khu rừng lớn, có một ngôi tháp do vua A Dục kiến tạo. Thời Đức Phật, khi ngài dừng chân nơi đây một đêm giá rét, phải dùng ba y một lúc, sáng hôm sau khai giới cho các bí-sô được mặc y nhiều lớp.
Avanda nay thuộc miền trung du sông Indus, khoảng Khaipur (Khắc-phố- nhĩ克普尓).
A-sam-đồ阿參荼 (A-liễn-đồ阿輦荼, A-phạt-đồ阿軮荼)⑤ → Từ đây trở lại hướng Đông 700 dặm đến nước Tín Độ信度 (Sindh), Tây Ấn. Đây là nơi sản xuất vàng bạc đá quý, trâu dê lạc đà. Lại thêm muối đỏ, muối đen, các nước khác đến lấy để làm thuốc. Thời Đức Phật tại thế từng du hóa đến đây, vua A Dục kiến tạo hơn mười bảo tháp nơi đây. Có ghi thánh tích Tổ Ưu-ba-cúc-đa烏波鞠多 từng đến đây giáo hóa. Dân chúng phần lớn đều tin Phật pháp. Có cả trăm tự viện, tăng đồ hơn vạn người, học Tiểu thừa Chánh Lượng Bộ, tu tập không chuyên dụng công, tản mạn giải đãi.
Tín Độ信度 (Tín Đức信德, Sindh) là một trong bốn tỉnh của Pakistan. Phía Tây bắc là tỉnh Balochistan, phía Bắc là Punjab, phía Đông là bang Rajasthan (Ấn Độ), phía Nam là biển Arabian và bang Gujarat (Ấn Độ). Ngôn ngữ chính là tiếng Sindhi và Urdu (một thứ tiếng họ hàng với tiếng Hindu nhưng có nhiều từ Ba-tư, được dùng nhiều ở Pakistan).
Sindh ở góc phía Tây của Nam Á, Nam bắc 579km, Đông tây trung bình 281km (vùng đất rộng nhất là 442km), diện tích 140.915 km². Phía Đông giáp sa mạc Thar, phía Tây giáp núi Kirthar, phía Nam là biển Arabian (A-lạp-bá阿 拉伯海). Trung tâm là vùng bình nguyên của sông Indus. Hiện nay, nhờ vào kỹ thuật đã hạn chế được sự tàn phá do lũ lụt của dòng sông gây nên.
Karachi là thủ đô của Sindh chỉ mới từ năm 1936, ngày trước là thủ đô Hyderabad and Thatta. Những thành phố ngài Huyền Trang đi qua đều là những thành phố quan trọng của Sindh: Sukkur, Khairpur, Jacobabad…
Sindh nóng vào mùa hè (46°C) và lạnh vào mùa đông (2°C)
Sukkur trên sông Indus |
Tín Độ (Sindh) là một nước lớn vùng Tây Ấn (nay thuộc Pakistan). Phía Tây tỉnh Tín Đức, đô thành là Sukkur (Tô-khố-nhĩ苏库尓).
⑥ → Đi về Đông 900 dặm qua sông, bên bờ Đông sông Ấn Độ (sông Indus) gặp nước Morasampuru (Mậu-la-tam-bộ-lô茂羅三部盧) . Dân cư đông, nhà cửa giàu có, khí hậu ôn hòa, phong tục chất trực. Nơi đây có tượng thiên thần tạc bằng hoàng kim, trang sức bằng trân bảo. Người các nước khác thường đến đây cầu nguyện. Chung quanh có ao hồ tạo nên cảnh đẹp, ai đến đây cũng đều thích thú.
Morasampuru nay tại đô thành Multan (Mộc-nhĩ-thản木爾坦).
Multan (Mộc-nhĩ-thản木爾坦) là một thành phố thuộc tỉnh Punjab (Bàng-gia- phổ旁遮普), Pakistan (Ba-cơ-tư-thản巴基斯坦). Và là thủ đô của hạt Multan. Thành phố nằm bên bờ Đông sông Chenab (Kiệt-nạp-bố傑納布), cách Karachi 966km.
Multan cũng là một trong những thành phố cổ xưa nhất miền Nam Á. Và cũng như những thành phố có chiều dài lịch sử khác, Multan cũng chịu nhiều sự thăng trầm qua các triều đại. Từ bước chân Đại đế Alexander Từ sự phát triển Phật giáo dưới vương triều Mauryan (Khổng Tước孔雀) [321–184 BC ] và Gupta (Cấp-đa笈多) [240–550], và sau đó là thời kỳ Ấn giáo. Đến thế kỷ thứ VII thì bước chân Muslim đến. Multan trải qua thời kỳ Hồi giáo.
⑦ → Từ đây đi về hướng Đông Bắc 700 dặm đến nước arvata (Bát-phạt-đa鉢伐多).
Trong thành có một ngôi chùa lớn, có nhiều Đại đức tinh thông kinh điển Tiểu Thừa Chánh Lượng Bộ. Nơi đây có ngài Tối Thắng Tử最勝子 (Jinaputra), là một trong mười vị Đại luận sư Duy thức, đệ tử ngài Hộ Pháp護法. Ngài soạn Du Già Sư Địa Luận Thích瑜伽師地 論釋 còn lưu truyền đến hiện nay.
Chùa này cũng là nơi xuất gia của ngài Đức Quang德光 (Guṇaprabha). Đức Quang là thầy của Mật-đa-tư-na蜜多斯那. Khi Huyền Trang ghé qua xứ Mạt-để-bổ-la秣底補羅 năm 633, có học với Mật-đa-tư-na môn Chơn Biện Luận辯真論, Tùy Phát Trí Luận隨發智 論..., lúc đó ngài Mật-đa đã 90 tuổi. Khi Huyền Trang đến đây, chùa đã bị sấm sét cháy hết phân nửa, nhìn cảnh hoang tàn, lòng Ngài không khỏi bùi ngùi.
Lúc này là cuối năm 638, năm này ngài Huyền Trang đi qua 13 nước, hành trình dài một vạn chín ngàn dặm.
Mùa xuân 639 Huyền Trang dừng lại đây hai tháng học Chánh Lượng Bộ, căn bản A Tỳ Đạt Ma根本阿毘達摩, Nhiếp Chánh Pháp Luận攝正法論, Giáo Thực Luận教實論…
Parvata (Bát-phạt-đa鉢伐多) vị trí phía Nam Punjab, cách sông Ravi (Lạp- duy拉維)25km. Nay là Harappan (Hàm-lạp-ba唅拉巴, Bàng-già-phổ旁遮普, Ba-cơ-tư-thản巴基斯坦).
Có thuyết cho rằng Parvata nay là Bannu (Bản-nỗ本努), đô thành nằm bờ Nam sông Khố vị mỗ.
[Xin nêu cả hai để tiện bổ sung sau này-tc]
*Nếu cho rằng Parvata là Harappan ngày nay, đọc sự khai quật về một nền văn minh đã bị chôn vùi, có thể năm xưa nơi đây Huyền trang đã đến.
Thung lũng Indus |
Nền văn minh thung lũng Indus nói chung, tức nền văn hoá Harappan, xuất hiện rất sớm. Nổi bật lên vào khoảng 2600 BCE (trước công nguyên) dọc theo thung lũng sông Indus, trải dài từ Punjab đến Sindh. Những văn bản này được phát hiện lại khi khai quật tại Mohenjo-daro (có nghĩa những ngọn đồi chết -
”mound of the dead”) gần Sukkur trong tỉnh Sindh và tại Harappa trong tỉnh Tây Punjab nằm phía nam Lahore, Pakistan ngày nay.
Những địa điểm được khảo sát và nghiên cứu kéo dài từ chân núi Himalayan đến phía đông Punjab, phía Bắc India, phía Đông nam đến Gujarat, phía Tây đến Balochistan.
→ Từ đây Huyền Trang trở lại hướng Đông nam đến nước Ma- kiệt-đà摩揭陀, về Nalanda chùa Yểm Vô Thí施無厭 (là một tên khác của Na-lan-đà tự), tham lễ Chánh pháp tạng xong, nghe phía Tây chùa có chùa Để-la-thích-ca低羅擇迦 (Tiladha), có vị đại đức xuất gia tên Bát-nhã-bạt-đà-la般若跋陀羅 là người nước Phược-la-bát-để縛羅缽 底, xuất gia nơi Tát-bà-đa bộ薩婆多部, tinh thông Tam tạng của tông mình cùng Thanh Minh聲明, Nhân Minh因明… Pháp sư dừng lại đây hai tháng hỏi những chỗ còn nghi.
Chùa Thích-ca gồm bốn khu đình viện, kiến trúc ba tầng, phòng ốc trùng điệp. Chùa quy tụ nhiều nhân tài, những bậc đạo cao đức trọng đều quy tụ về đây.
Sau đó Ngài lại đến núi Trượng Lâm nơi của Luận sư Thắng Quân勝軍 (Jayasena). Quân vốn là người Tô-lạt-đà蘇剌佗, dòng Sát- đế-lợi, thuở nhỏ hiếu học. Lúc đầu học Nhân Minh với Luận sư Hiền Ái賢愛, lại theo Bồ Tát An Huệ học Thanh Minh và các luận của Đại thừa, Tiểu thừa. Lại theo Pháp sư Giới Hiền học Du Già Luận. Lại thông ngoại điển như Tứ Phệ Đà四吠陀, thiên văn, địa lý, y phương, thuật số... Người thời ấy rất tôn kính Sư. Vua Giới Nhật thỉnh Sư làm quốc sư. Sau Thắng Quân về đồi Trượng Lâm giảng nói kinh pháp, có nhiều vị tăng đến học đạo, độ cư sĩ qui y vài trăm người.
Huyền Trang ở lại đây hai năm, học với Luận Sư Thắng Quân các bộ: Duy Thức Quyết Trạch唯識決擇, Ý Nghĩa Lý Thành Luận意 義理成論, Thành Vô Úy Luận成無畏論, Bất Trụ Niết Bàn Luận不住 涅槃論, Thập Nhị Nhân Duyên Luận十二因緣論, Trang Nghiêm Kinh Luận莊嚴經論.
Huyền Trang thưa hỏi các nghi ngờ đối với Du Già, Nhân Minh, đều được chỉ dạy rõ ràng.
Tháng Giêng năm 640, Huyền Trang cùng Luận Sư Thắng Quân đến chùa Bồ-đề (tại Gaya) xem triển lãm xá-lợi Phật. Nửa đêm thấy tháp thờ xá lợi tỏa hào quang rực rỡ, ánh sáng ngũ sắc sáng lên tới trời cao. Trời đất đều sáng rỡ như ban ngày. Huyền Trang thấy những điềm lạ ấy, những nghi hoặc đều tan hết. Hai người cùng chiêm bái cây Bồ-đề và những thắng cảnh trong 8 ngày.
→ Về Nalanda chuẩn bị hồi hương. Bấy giờ Luận sư Giới Hiền bảo Huyền Trang giảng Nhiếp Đại Thừa Luận, Duy Thức Quyết Trạch Luận cho chúng tăng nghe. Lúc đó có Đại đức Sư Tử Quang (Siṃha- raśmi), trước đó có giảng Trung Bách Luận, phá nghĩa của Du Già. Huyền Trang đã thông Trung Luận, Bách Luận lại tinh thông Du Già nên Ngài viết một tác phẩm Hội Tông Luận會宗論 gồm ba ngàn bài tụng để đưa ra một sự tương đồng. Pháp sư Giới Hiền ca tụng là một tác phẩm xuất sắc, đem giới thiệu với các bậc thầy và học tăng.
Nền cũ các tăng phòng tại Nalanda |
* Vua Kumāra (Cưu-ma-la鳩摩羅) ở Đông Ấn mời ở lại và đón tiếp trọng thể trong một tháng.
* Cùng vua Kumāra đến xứ Kajangala (Yết-châu-ôn-chỉ-la羯朱 嗢祇羅) thăm vua Silāditya (Giới Nhật戒日- Harṣa).
Vua cung nghinh trọng thể, rất bằng lòng cuốn sách “Chế Ác Kiến Luận制惡見論” của Ngài.
Khúc Nữ Thành - Kanyakubja |
Kanyakubja (Kanogiza) còn gọi Kannauj (Kanauj) vị trí 27°04′Bắc, 79°55′Đông là một thành phố cổ thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Thế kỷ thứ VII thuộc vương triều Harsha (Giới Nhật).
Vua Silāditya đã tổ chức cuộc thảo luận vĩ đại ở Kanyākubja (Khúc-nữ thành曲女城) (vào đầu tháng 11) để Ngài đối đáp với những ai phỉ báng Đại thừa.
Trong cuộc thảo luận có 18 vị vua của 5 xứ Ấn Độ, 3.000 Tỳ- kheo uyên thâm của Đại thừa và Tiểu thừa, hơn 2.000 Bà-la-môn và Nirgrantha (Ni-kiền-đà), hơn 1.000 Tỳ-kheo của tu viện Nalanda.
Trong 18 ngày thảo luận không ai dám bác lời Ngài, Ngài được cử làm tọa chủ cuộc thảo luận để truyền bá Đại thừa và ý nghĩa của cuốn sách Ngài viết.
* Ngài muốn về Trung Quốc ngày 19 nhưng hoãn lại ngày 23 vì vua Silāditya mời ở lại dự trai đàn do vua tổ chức tại xứ Prayāga (Allahabad) Bạt-la-da-già.
* Sau lễ tín thí nhận lời mời của vua Silāditya ở lại thêm 10 ngày.
Giờ về quê hương đã đến!
Trong cuộc thảo luận có 18 vị vua của 5 xứ Ấn Độ, 3.000 Tỳ- kheo uyên thâm của Đại thừa và Tiểu thừa, hơn 2.000 Bà-la-môn và Nirgrantha (Ni-kiền-đà), hơn 1.000 Tỳ-kheo của tu viện Nalanda.
Trong 18 ngày thảo luận không ai dám bác lời Ngài, Ngài được cử làm tọa chủ cuộc thảo luận để truyền bá Đại thừa và ý nghĩa của cuốn sách Ngài viết.
* Ngài muốn về Trung Quốc ngày 19 nhưng hoãn lại ngày 23 vì vua Silāditya mời ở lại dự trai đàn do vua tổ chức tại xứ Prayāga (Allahabad) Bạt-la-da-già.
* Sau lễ tín thí nhận lời mời của vua Silāditya ở lại thêm 10 ngày.
Giờ về quê hương đã đến!