Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

II-4-1/ ĐĐTVK Q.2&3

Xem trang trước (Qua miền Trung Á)

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - QUYỂN 2
大唐西域記卷第二
[Đi qua 03 nước]

①→ Lampāka phía Bắc giáp Tuyết sơn (Hindu-Kush) ba phía giáp rừng núi dầy đặc. Khí hậu ôn hòa, không có tuyết, sương mỏng. Dân ở đây dáng người thấp nhỏ, tính tình yếu đuối. Có hơn mười ngôi chùa, tăng chúng ít, phần nhiều học pháp Đại thừa.
Phong cảnh nơi đây không còn giống vùng Trung Á, ảnh hưởng nhiều phong cảnh Ấn.
Huyền Trang lưu lại đây ba ngày.

Lampāka (Lam-ba濫波Lan-po), nay là Laghman (Lạp-cách-mạn拉格曼) thuộc Afghanistan (A-phú-hãn), nằm bên bờ Bắc của sông Kabul. Trong thời cai quản của Đại đế Alexander, vùng này tên Lampaka, khi Huyền Trang đến đây, người theo đạo Phật không nhiều, phần lớn theo Ấn Độ giáo.

Laghman vị trí phía Đông Afghanistan, thủ đô là Mihtarlam (Mễ-đặc-lạp-mẫu thị米特拉姆市). Vùng đất này tươi tốt với hai con sông Alingar và sông Kunar chảy qua phía Tây và Đông. Laghman có vùng đất ẩm khá lớn nên là vùng cấp trái cây và rau cải rất đáng kể cho Kabul đặc biệt là dưa chuột. Thu hoạch chính khác là lúa gạo và lúa mì.
Laghman


Laghman


Đường qua Jalalabad

② → Tiếp tục đi về hướng Nam 100 dặm, qua một ngọn núi nhỏ. Rời những ngọn núi qua sông đi chừng hai mươi dặm đến xứ Nagara-Hara (Na-yết-la-hát那揭羅喝).
Phía Đông nam cách thành hai dặm có một tháp bằng đá cao hơn ba trăm thước, do vua Asoka lập. Thành có lầu gác, lầu thứ hai có tháp nhỏ bằng bảy báu, thờ đảnh cốt Như Lai, đảnh cốt sắc màu vàng trắng (Đảnh cốt là xá-lợi xương đầu Phật).
Huyền Trang nghe phía Tây nam đô thành, trong núi đá có một động có bóng Phật, muốn đến lễ bái. Đường đi đến đó vắng vẻ hoang vu lại nhiều giặc cướp, quốc vương nước Ca-tất-thí cho sứ giả đến mà chẳng ai dám đi, Huyền Trang đành đi một mình. Ngày thứ nhất trên đường đi, có một đồng tử đưa đến một thôn nhỏ nghỉ qua đêm, ngày thứ hai có một ông già dẫn đường. Đi chẳng biết bao lâu, bỗng có năm tên đạo tặc đưa dao cản đường, hỏi
- Hòa thượng đi vào đây làm gì?
- Đi lễ bái bóng Phật
- Ông chẳng từng nghe có bọn cướp sao? Huyền Trang sắc mặt không hề sợ hãi nói rằng:
- Giặc cũng là người, nay tôi đi lễ Phật gặp mãnh thú trên đường còn không sợ, hà huống các vị là người. Mọi người thấy giặc là giặc, Huyền Trang thấy giặc là người. Giặc tự cho là giặc sẽ có hành động như giặc, khi rõ ràng chính mình cũng là người thì chẳng còn trở lại là giặc nữa.

Được Huyền Trang khai thị, bọn cướp phát tâm theo Huyền Trang đi lễ Phật.


 Nagara-Hara (Na-yết-la­hát那揭羅喝Nang-go-lo-ho-lo) nay là Jalalabad (Jalālābād), thủ đô của bang Nangarhar (Giả-lạp-lạp-ba­đức賈拉拉巴德) thuộc Afghanistan. Khi Huyền Trang đến vùng này được coi như đã đến vùng đất Hindustan (ấn Độ). 
Jalalabad 34°25′59″Bắc 70°27′00″Đông, cao độ 553m, là một thành phố phía Đông Afghanistan, gần sông Kabul và sông Kunar.

Jalalabad

Trên trục giao thông, Jalalabad nằm giữa Kabul ở phía Tây và Peshawar ở phía Đông. Biên giới tự nhiên của vùng phía Tây là Jagdalak Pass và phía Đông là Khyber Pass, với sông Kabul phía Bắc và dãy Safed Koh (núi tuyết) ở phía Nam.
Sông Kunar
Sông Kunar hợp dòng với sông Kabul tại phía Đông của thành phố Jalalabad. Hợp dòng này chảy về phía Đông tới Pakistan, lại hợp dòng với sông Indus tại Attock.
Sông Kunar dài 480km, thuộc phía Đông Afghanistan và Tây bắc Pakistan. Hệ thống sông Kunar do băng hà và tuyết tan từ dãy Hindu-Kush. Từ hợp dòng của sông Lutkho và Mastuj chảy vào vùng trung tâm Chitral ở Pakistan gọi là sông Chitral. Sông Chitral chảy về phía Nam vào thung lũng Kunar, nơi đây được xem là sông Kunar.
Dòng chy ca sông Kunar
Sông Lutkho
 Vùng Chitral thuộc rặng núi Hindu -Kush tại Pakistan, là một trong những vùng trơ trọi nhất miền Tây nơi kết thúc của dãy Himalayas, nó được bao bọc bởi những núi cao băng qua nó, và cũng là nơi tuyệt đẹp. Người ta chỉ sinh sống nơi những thung lũng hẹp bao quanh có sông chảy qua và những sự hiểm nguy của thiên nhiên...
Khyber Pass (Khybet Pass, Khaiber Pass, Khaybar Pass, Khai-bá-nhĩ Sơn Khẩu开伯尔山口) là cửa ngõ quan trọng nhất giữa Pakistan với Afghanistan, và cũng là con đường thông thương giữa Trung Á và Nam Á.


Khyber Pass dài 53km, cửa ngõ Sơn khẩu bắt đầu từ Landi Kotal (Ngô Lan吴兰) tại Pakistan, cắt ngang qua dãy núi Safed Koh là đoạn kéo dài của Hindu-Kush xa nhất về phía Đông-nam
Tọa độ trung tâm 3405’36’’Bắc 7109’5’’Đông, cao độ 1.070m.
Safed Koh còn gọi là “núi trắng” (Bạch Sơn白山, white mountain) là dãy núi ở biên giới Pakistan-Afghanistan, cao độ 4.761m tại núi Sikaram, núi gần sông Kabul, thẳng đứng nổi bật, cao vượt khỏi những ngọn đồi chung quanh. Khyber Pass nằm trên nhánh núi tẽ ra của rặng Safed Koh. Bên triền dốc thấp đất đai khô cằn, thông và những cây thông tuyết trước đây mọc trên núi, bị tàn phá qua những cuộc chiến đã làm suy yếu đi nguồn tài nguyên về gỗ.
Khyber có nghĩa là “băng qua dòng sông” cũng có nghĩa là chia cắt. Chỗ hẹp nhất của nó chỉ rộng ba mét. Phía Bắc của Khyber Pass dốc cao chót vót, của đỉnh núi tuyết Hindu Kush. Khyber Pass là một trong những đường đèo nổi tiếng nhất trên thế giới và cũng là một trong những con đường quan trọng nhất để qua lại giữa AfghanistanPakistan nên cũng có một lịch sử khá dữ dội của những bước xâm lăng. Và là con đường chính của mậu dịch trong nhiều thế kỷ.

Lịch sử của Khyber Pass bắt đầu từ bước chân Đại đế Alexander năm 326 B.C. Sau khi qua cổng này, dùng thuyền đi qua sông Indus để bước vào vùng đất Ấn Độ. Đến năm 900 A.D. Ba Tư, Mông Cổ và Tartar qua Khyber, đem Hồi giáo vào Ấn Độ. Lịch sử kể nhiều về những biến động này.
Khyber trong lịch sử sóng gió của nó không thể kể hết những bước chân qua. Nó làm nhân chứng cho từ người Aryans đến Persian (Ba Tư) và Greek (Hy Lạp). Nó cũng nhìn thấy liên tiếp những bước chân Scythians, White Huns, Seljuks, Tartars, Mongols, Sassanians, Turks, Mughals và Durranis..
Câu chuyện về nó nhiều màu sắc như một quyển tiểu thuyết, những bi kịch, những huy hoàng như chừng một chuyện giả tưởng.
Nó là một chứng nhân im lặng không thể nói lại hết những biến cố do con người đem đến, thật giống như một người lái xe nhàn nhã đi ngang đây tưởng tượng ra như thế.

Pakistan (Ba Cơ Tư Thản巴基斯坦) tọa độ 33°40′Bắc 73°10′Đông, nằm phía Tây bắc Ấn Độ, Tây nam giáp biển Ả Rập. Biên giới giáp với Iran, Afghanistan và Trung Quốc. Tên Pakistan chỉ xuất hiện sau này (1947), thời ngài Huyền Trang nó coi như thuộc miền Bắc Ấn.
Pakistan có một nền văn minh Ấn Hà rực rỡ cách đây năm ngàn năm. Trước đây khi còn dưới sự kiểm soát của đế quốc Anh, Pakistan có Tây Pakistan và Đông Pakistan, chúng ta quen nghe là Tây Hồi và Đông Hồi hai nơi cách xa nhau 1.600km. Vào năm 1971 Đông Hồi thành lập nước Bangladesh (Mạnh-gia-lạp孟加拉). Từ đó lãnh thổ Pakistan chỉ còn miền Tây như bản đồ hiện nay.
Pakistan là nơi trú ngụ của hơn 60 ngọn núi cao trên 7.000m. Và cũng nơi đây có 5 đỉnh núi trong số 14 đỉnh trên thế giới cao trên 8.000m, và bốn trong năm ngọn này nằm trong dãy Karakoram gần Concordia. Hầu hết những đỉnh núi cao nằm trong dãy Karakoram. Ngọn cao nhất trong dãy này là đỉnh K2 với độ cao 8.611m đứng thứ hai trên thế giới, sau Everest.
Cả ba dãy núi lớn gặp nhau trên cao nguyên Pamirs đều đi ngang qua Pakistan với những đỉnh núi cao.
1- Dãy Karakoram, đỉnh cao nhất là K2 (8.611m = 28,244 feet).
2- Dãy Himalaya, đỉnh cao nhất nằm trong PakistanNanga Parbat (8.126m = 26,653 feet).
3- Dãy Hindu-Kush, đỉnh cao nhất là Tirich Mir (7.690 metres = 25,230 feet).
③→ Đi hướng Đông nam hơn 500 dặm, giữa vùng núi hiểm trở, và đến xứ Gandhara (Kiện-đà-la犍馱羅). Nước này phía Đông giáp sông Indus (sông Tín Độ信度), đô thành là Purusha-pura (Bố-lộ-sa-bố­la布路沙布羅). 
Trong nước có nhiều bậc Hiền thánh đến đây như Na­la-diên Thiên那羅延天, Vô Trước無著, Thế Thân世親, Pháp Cứu法救, Như Ý如意, Hiếp Tôn giả脅尊者
Phía Đông bắc vương thành có bảo đài để bát Phật, về sau đã đem đi nước khác.
Gandhara (Gandhāra, Kiện-đà-la犍馱羅Kien-to-lo) là tên của vương quốc cổ Ấn Độ (vương quốc Mahajanapada), ở miền Bắc Pakistan và miền Đông Afghanistan. Vị trí chính nằm ở thung lũng Peshawar, cao nguyên Potohar (Taxila) và trên Bắc ngạn sông Kabul. Thành phố chính của nó là Purushapura (nay là Peshawar), Takshashila (nay là Taxila) và Pushklavati.
Gandhara dọc bên bờ sông Kabul, nơi cửa sông đổ vào sông lớn Indus. Vùng này là thung lũng Peshawar. Về sau vùng Gandhara này gồm bên kia sông Indus và Tây bắc Punjab của Pakistan. Nơi đây là con đường liên lạc giữa Iran và Trung Á. Biên giới thay đổi theo thời gian lịch sử, đôi khi thung lũng Peshawar và Taxila thuộc Gandhara. Thung lũng Swat cũng có lúc thuộc vào đó. Nhưng trung tâm Gandhara luôn luôn là thung lũng Peshawar.
► Pushkalavati là thủ đô của Gandhara từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau công nguyên khi đô thị dời đến Peshawar. Những thánh tích Phật giáo được giữ lại đây như một nơi hành hương cho đến thế kỷ thứ VII. Pushkalavati có một ý nghĩa quan trọng với người Aryans, thành phố này nằm trong thung lũng Peshawar, nơi hợp dòng của sông Swat và sông Kabul. Ba nhánh sông khác của Kabul cũng họp lại tại đây. Nơi này vẫn còn được gọi là trọng tâm của chốn linh thiêng bất khả xâm phạm. Người địa phương vẫn còn đem xác chết đến hỏa táng tại đây. Người Aryan đã tìm thấy một nơi có tính chất địa lý như vậy nơi hợp dòng sông Ganga và sông Yamuna nên thành lập một thành phố Thánh tên Prayag gần Benares. Đây là một trong những trung tâm hành hương của Ấn Độ.
► Tây bắc Peshawar (Bạch-sa-ngõa), phía nam sông Kabul (Khách-bố-nhĩ喀布尔) tại Pakistan (Ba-cơ-tư-thản巴基斯坦) là cổ thành Purusapura (Bố-lộ­sa-bố-la布路沙布邏).
► Purusha-pura nay là Peshāwar (Bạch-sa-ngõa白沙瓦), tọa độ 34°00′Bắc, 71°30′Đông, cao độ 347m, diện tích 1.257km² nằm ở biên cảnh Tây bắc của tỉnh, gần Khyber Pass (Khai-bá-nhĩ sơn khẩu開伯爾山口), đường thông thương giữa Afghanistan và Pakistan.
Sông Swat phát nguyên từ dãy Hindu-Kush chảy qua thung lũng Kalam và nhập vào sông Kabul tại Peshawar nơi thung lũng Sarhad, Pakistan.
Sông SWATT
Di tích Phật giáo Butkara bên bờ sông Swat-Gandhara Sông Kabul
 




Năm 327 trước công nguyên, Đại đế A-lịch-sơn (Alexander Grand) đến Ấn Độ đã làm nơi đây ảnh hưởng nền nghệ thuật Hy Lạp. Kiền-đà-la có thể gọi là điểm trọng yếu văn hóa Đông Tây, cũng là nơi bắt nguồn của nghệ thuật Phật giáo từ đây.
Vào thế kỷ thứ nhất, người Đại Nguyệt Chi lập triều đại Quý Sương, vùng đất này năm 58BC (trước công nguyên) do vua Kanishka (Ca-nị-sắc-ca迦膩色) đời thứ I vương triều Kushan (Quý Sương貴霜) chọn làm đô thành.
Vua Ca-nị-sắc-ca迦腻色迦 tín phụng Phật giáo, kiến tạo nhiều tự viện mĩ lệ trang nghiêm và nhiều tháp Phật, đắp tượng Phật hùng vĩ nguy nga. Sáng tạo dung hợp nghệ thuật Ấn Độ và Hy Lạp gọi là “nghệ thuật Phật giáo” và còn được gọi là nghệ thuật Kiền-đà-la.
Huyền Trang chiêm lễ ngôi già lam Ca-nị-sắc-ca và đại tháp cùng nhiều thánh tích khác. Những ngôi chùa một thời hưng thịnh nhưng khi Huyền Trang đến chỉ còn một nền đổ nát hoang vu.
Phật Giáo thuộc Nhất thiết Hữu bộ, thịnh hành một thời, khi truyền sang Trung Quốc gọi là Bắc truyền Phật giáo. Đô thành Bạch-sa-ngõa là nơi trọng yếu để Phật giáo truyền sang Đông. Xứ này nhiều bậc Thánh hiền, Cao tăng, học giả nổi tiếng như Nārāyaa (Na-la-diên Thiên那羅延天), Asaga (Vô Trước無著), Vasubandhu (Thế Thân世亲), Pháp Cứu法救, Vasumitra (Thế Hữu世友 = Bà-tu-mật婆須蜜 là tổ thứ bảy Thiền Tông), Như Ý如意, Hiếp Tôn giả脅尊者.
Peshawar (Bạch-sa-ngõa白沙瓦) là đô thành của vương quốc Gandhara (Kiền-đà-la). Đây cũng là cố hương của các ngài Vô Trước, Thế Thân. Huyền Trang đến Ấn Độ chủ yếu tìm học Du Già Sư Địa Luận, mà tác giả là Vô Trước đản sanh tại nơi đây.
Vô Trước無著 ( Asaga) sống vào khoảng thế kỷ thứ IV hoặc thứ V. Ngài là người Purua-pura (B-l-sa-b-la布路沙布邏). Ngài là một Đại luận sư của Ấn Độ, người sáng lập Duy Thức Tông, thiết lập giáo pháp dưới ảnh hưởng của Nhất thiết Hữu bộ. Tác phẩm quan trọng là Du Già Sư Địa Luận, Đại Thừa A Tì Đạt Ma Tập Luận, Nhiếp Đại Thừa Luận.
Thế Thân世親 (Vasubandhu) là em của Vô Trước. Ngài là luận sư xuất sắc của Nhất thiết Hữu bộ, viết bộ luận A Tì Đạt Ma Câu Xá (Abhidharmakośa­śāstra). [Có hai ngài Thế Thân, ngài Thế Thân tổ 21 Thiền Tông người thành La Duyệt 羅閱城].
Thái tử Siddhartha




 (Nghệ thuật Kiền-đà-la)

Lokaṣema (Chi Lâu Ca Sấm支婁迦讖) người Quí Sương (Kushan) là người Gandharan truyền Phật giáo tại miền Trung Á trong thế kỷ thứ II. Và đã đến Lạc Dương (167-186), Trung Quốc dịch kinh.
Nơi đây nhiều kinh điển Phật giáo. Tượng Phật đầu tiên được tạc tại đây. Và đây cũng là thành phố giàu có trên con đường tơ lụa.
Thành phố Peshawar năm 1857
Thánh tích tìm thấy trong tháp của Kanishka ở Peshawar

Những di tích còn lại tìm thấy trong tháp lớn thời vua Kusan. Nay đã không còn. Tháp này khi ngài Pháp Hiển năm 400 đi qua mô tả cao 120m, khi ngài Huyền Trang đến năm 623 vẫn còn tồn tại.
Cách chùa Kanishka (Ca-nị-sắc-ca) 100 dặm về phía Đông bắc, qua sông lớn đến đô thị Puṣkarāvatī (Bố-sắc-yết-la-phạt-để布色羯羅伐底) hoặc có tên thành Charsadda (Phất-ca-la弗迦羅) là đô thành cũ của Kiền-đà-la.
 → Đô thị Uḍakhāṇḍa (Ô-đạc-ca-hán-đồ烏鐸迦漢荼).
Udaka-khāṇḍa (Utakhanda, Uakhāṇḍa) nay nằm ở phía Bắc ngạn sông Tín Độ (sông Indus). Đất này nay là phía Bắc Punjab (Bàng-già-phổ旁遮普), Tây bắc Rawalpindi. [St. Martin chỉ định là Ohind (Uhand) bên bờ sông Indus].
Rawalpindi (Lạc-ngõa-bình-đệ洛瓦平第) 33°36′00″Bắc 73°02′00″Đông, một cảng quan trọng trên sông Indus. Trên đường trở về Huyền Trang qua sông này đánh rơi một số kinh sách.
Punjab (Panjab) theo tiếng Ba Tư (Persian) có nghĩa “miền đất của năm dòng sông”. Nó nằm ở biên giới thuộc cả hai nước Ấn Độ và Pakistan.
Punjab có một chiều dài lịch sử và giàu di tích văn hóa. Thủ đô của Punjab khi chưa bị chia cắt là Lahore, hiện nay Lahore là thủ đô của Tây Punjab (West Punjab). Indian Punjab thủ đô là Chandigarh.
Hầu hết Punjab là đất phù sa bồi, bao quanh bởi núi phía Bắc. Nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 47°C. Nói chung thang nhiệt độ vùng này từ -10° đến 50°C.

Bộ sưu tập cuộc đời Đức Phật tại Gandhara
Giấc mộng của Hoàng hậu Ma Da

Đản sinh

Đời sống trong cung

Vượt thành xuất gia

Khổ hạnh

Chuyển Pháp Luân

Niết Bàn


[Đi qua 08 nước]
1- Udyana (Ô-trượng-na) → 2- Baltit (Bát-lộ-la) → 3- Taxila (Đát-xoa-thỉ-la) → 4- Jhelum (Simhapura, Tăng-ha-bổ-la) → 5- Hazara (Urasa, Ô-thứ-thi) → 6- Kashmir (Ca-thấp-di­la) → 7- Punch (Bán-nô-tha) → 8- Rajauri (Rajapura, Át-la-xà-bổ-la). 

Truy cập