Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

II-4.2.b/ ĐĐTVK- QUYỂN 5 - đi qua 6 nước

Xem trang trước (quyển 4)

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - QUYỂN 5
(大唐西域記卷第五)
[Đi qua 06 nước]
1-Kannauj (Khúc Nữ) → 2-Fatehpur (A-du-đà) → 3-Ayamukha (A-da-mục-khư)
→ 4- Allahabad (Bát-la-da-dà) → 5- Kosambi (Kiều-thường-di) → 6- Ayodhya (Tỳ-sách-ca) 


  Đông nam 200 dặm, vào xứ Kanyākubja (Yết-nhược-cúc-­xà羯若鞠闍國), nhà Đường gọi đây là thành Khúc Nữ曲女. Ngài đến chùa Bhadra và ở lại đây ba tháng để học kinh điển. Nơi đây phồn thịnh và xinh đẹp, lâu đài cao rộng, vững chắc, có cây hai bên đường. Hàng hóa quý giá, dân cư sung túc. Lúc Huyền Trang đến nhằm thời vua Giới Nhật (Harsha). Vua là bậc anh hùng, lại mộ đạo, trị vì trên bốn mươi năm (606-647) nên trong nước phát triển, dân chúng an lạc. Vua chuộng bậc hiền tài đức hạnh, năm năm vua mở đại hội vô giá.
Ngài Huyn Trang  lđây ba tháng nghiên cu kinh đin, nhưng nhm lúc vua đi vng nên không gp. 
Kanyākubja nay là Kanauj (Kannauj, Kanyakubja, Kanogiza) 27°04′Bắc 79°55′Đông, nằm phía Tây dòng Kali, cách sông Hằng 6 dặm ở vùng Farrakhabad, Uttar Pradesh. Kannauj là một trung tâm quan trọng dưới vương triều Gupta. Đỉnh cao của huy hoàng vào thế kỷ thứ 7 dưới triều vua Harsha (vua Giới Nhật), đó là thủ đô và là trung tâm văn hóa.
Kanauj
②→ Đông nam 600 dặm qua sông Ganga (sông Hằng) đến xứ Ayodhyā (A-du-đà阿踰陀) ở hướng Nam. Nơi đây khí hậu ôn hòa, có hơn một trăm ngôi chùa, tăng chúng ba ngàn người, theo cả Đại thừa và Tiểu thừa. Cách đây hai trăm năm, Bồ Tát Thế Thân soạn luận nghị giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Ngài Thế Thân cùng với các vị Quốc vương các nơi cùng Sa-môn, Bà-la-môn mẫn tuệ nghị luận, thuyết pháp tại đây, Ngài hiển phát rực rỡ giáo lý Đại thừa.

V hướng Tây bc, cách thành chng năm sáu dm có mt cnh chùa trong vườn xoài, là nơi B Tát Vô Trước, Thế Thân chng đạo và dđệ t. Cũng chính nơđây trướđó, ngài Vô Trướđã cm hóa em mình là Thế Thân hiu biết s thâáo cĐại tha. T đó hai anh em truyn bá giáo lý Đại tha trong khp x.
Ayodhya (A-du-đà阿踰陀) nay là Fatehpur (Pháp-đề-phổ法提浦) cách Aphui (A-phục-y阿伏伊) khoảng 50 dặm.
Fatehpur 27°04′Bắc 77°24′Đông, cao độ 708m.
Sau khi chiêm bái các thánh địa ở Ayodhya, xuôi dòng sông Hằng cùng với hơn 80 người định đi đến Ayamukha (A-da-mục-khư阿耶穆佉). Đi khoảng 100 dặm thì bị cướp. Bọn cướp thờ nữ thần nên chọn ngài Huyền Trang làm vật hy sinh tế thần. Sự bình tâm của Ngài khiến bọn cướp hồi tâm.
Sau khi thoát nạn, từ hướng Đông đi về sông Hằng 300 dặm.

 Qua sông Hằng về phía Bắc vào xứ Ayamukha [O-ye-mu­khi](Thiết Khẩu).
Đô thành tiếp giáp với sông Hằng, nhân tình thuần hậu, phong tục chất phác, khí hậu thực phẩm giống miền Ayodhya. Phía Đông nam của thành không xa gặp sông Hằng. Nơi đây có năm ngôi chùa với hàng ngàn tín đồ. Vua A Dục dựng một bảo tháp, cao hơn 200 thước. Có bảo tháp bằng đá thờ tóc và móng tay của Như Lai.
Thời Đức Phật, Phật có đến đây ba tháng. 
Ayamukha (Hayamukha, A-da-mục-khư阿耶穆佉), một vương quốc cổ tại Trung Ấn, cách Tây bắc Allahabad 104 dặm. Nay ở vị trí khoảng Rae Bareli và Bela (Pratapgarh).
Trên bờ trái sông Sai có một “Kot” đã đổ nát tượng trưng cho tháp Phật. Những tàn tích còn lại của thành phố Bihar được người ta cho rằng có lẽ nằm trên một tu viện cổ Phật giáo, cho nên có tên BiharBihar có nghĩa là Vihar, nghĩa là uy nghi (hay tinh xá). Cái tên tự nó đã có tính chất Phật giáo.

④→ Đông nam 700 dặm qua sông Hằng về phía Bắc sông Jumna, đến Prayāga (Bát-la-da-già缽邏耶伽), vị trí ở phía Tây nước Ba-la-nại 波羅奈. Là nơi nhánh sông Jumna hợp dòng với sông Gange (sông Hằng). Ngày trước nơi đây là một kinh đô cổ, đến thế kỷ thứ năm tuy dòng vua Gupta (Cấp-đa笈多) không còn nhưng thành này vẫn đông đảo. Nơi đây ghi lại nhiều chuyện tích Phật giáo. Khi Huyền Trang đến còn hai ngôi chùa tu theo Tiểu Thừa.
Có chuyện tích Tôn giả Kāṇa-deva (Ca-na Đề-bà迦那提婆, Thánh Thiên聖天) sống khoảng thế kỉ thứ III, Tôn giả tạo Quảng Bách Luận廣百論
Quảng Bách Luận do Thánh Thiên soạn, sau này Huyền Trang dịch Hán, xếp vào Đại Chính tạng大正藏 tập 30. Luận gồm 20 bài kệ ngũ ngôn. Nội dung chia làm 8 phẩm chủ yếu phá trừ vọng chấp.
Tôn giả là đệ tử của Bồ Tát Long Thọ, là tổ Thiền tông thứ mười lăm. Tôn giả có để lại bài kệ:
Chư pháp bổn không 諸法本空,
Vô ngã ngã sở 無我我所;
Vô hữu năng hại 無有能害,
Diệc vô thọ giả 亦無受者.

Prayāga nay là Allahabad (An-lạp-aba-đức安拉阿巴德), Uttar Pradesh.
Allahabad (AIlāhābād) vị trí 25°45’Bắc 81°85’ Đông, cao độ 98m, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Allahabad
Allahabad là thành phố lớn nhất của bang Uttar Pradesh, nó được so sánh như một bán đảo có ba mặt bao quanh bởi sông Hằng và sông Yamuna, chỉ còn một mặt tiếp giáp với đất liền.

⑤→ Ngài đi qua hướng Tây nam 500 dặm vào khu rừng rậm nhiều voi và thú dữ, tới Kosambi (Kiều-thưởng-di憍賞彌).
Xứ này đất đai màu mỡ, trù phú. Cấy lúa trồng mía. Khí hậu nóng, phong tục tập quán thuần hòa, người dân thích làm phước thiện. Có hơn mười ngôi chùa, phần lớn đã hoang phế. Tăng sĩ tu theo Tiểu thừa.
Có giếng nước và phòng tắm của Như Lai cũng đã hư hoại hết. Phía Đông nam thành có tinh xá Lâm Viên của trưởng giả Ghosita (Cù­sử-la瞿史羅) trong có một bảo tháp do vua A Dục xây, nơi đây Đức Phật đã thuyết pháp nhiều năm. Già lam phía Nam thành là nơi ngài Thế Thân tạo Duy Thức Luận唯識論. Phía Đông tự viện có một vườn xoài có nền nhà nơi ngài Vô Trước tạo Hiển Dương Luận顯揚論. Khi Huyền Trang tới cũng đã điêu tàn lắm rồi.
Phía Tây nam của thành khoảng tám chín dặm có hang đá Độc Long, phía Đông Bắc của hang là rừng rậm, xa hơn 700 dặm là sông Hằng. Phía Bắc đến thành Ca-xa-bố-la迦奢布羅, có một ngôi già lam hiện nay không còn dấu vết, nhưng có tích chuyện nơi đây ngày xưa vua xứ này tin theo ngoại đạo, mở cuộc biện luận, nếu ngoại đạo thắng thì hủy bỏ Phật pháp. Lúc đó có ngài Hộ Pháp là bậc biện tài vô ngại nổi danh, nên tăng chúng cung thỉnh Ngài đến. Ngài chiết phục được ngoại đạo và thuyết pháp, ngoại đạo tâm ý tỏ ngộ chân lý, nhà vua tôn sùng chánh pháp.

Bên cạnh là tháp vua A Dục xây, giờ đã nghiêng đổ, là nơi thời Đức Phật, Ngài đã từng thuyết pháp sáu tháng. Đức Phật đã an cư năm 519 trước công nguyên, tại rừng Pārileyya gần Kosambi (Kiều-thưởng­di憍賞彌), nơi có nhiều đàn voi hoang dã để tránh sự tranh chấp tại Kosambi. Về sau đức Phật không an cư tại đây nữa. 
Kosambi (Kiều-thưởng-di憍賞彌, Kosambī, Kauśāmbī) là một trong những thành phố lớn nhất thời Đức Phật (500 BC). Kosambi được xác định với hai làng Kosam trên dòng Jamuna cách Allahabad khoảng 63km. Kosambi nằm ở vị trí 25.338984°Bắc 81.392899°Đông.
Kosambi là thủ đô của vương quốc Vatsas (Vamsas) thời cổ Ấn Độ, và là thành phố phồn vinh, nơi rất nhiều thương gia lui tới. Nó là điểm dừng quan trọng cho các đoàn lữ hành từ Tây bắc và miền Nam.
Trong thời Đức Phật, Kosambi thuộc vua Parantapa và sau đó thuộc con ông Udena. Chúng ta có thể biết khi nghe ngài A-nan thuật lại trong những bộ kinh sau khi Phật nhập Niết-bàn.

▲ Kinh Sandaka (Sandaka Suttam) tại hang Pilakha tôn giả A-nan thuyết cho du sĩ Sandaka.
▲ Kinh Tùy Phiền Não (Upakkilesa Suttam) tại tinh xá Ghosita (Cù-sư-la).

►Hộ Pháp護法 (Dharmapāla) là một trong mười vị Đại luận sư về Duy Thức, sống vào khoảng thế kỷ thứ VI. Ngài tinh thông Đại thừa và Tiểu thừa, giáo hóa rộng rãi tại chùa Na-lan-đà nước Ma-kiệt-đà, đệ tử rất nhiều. Năm 29 tuổi Ngài ẩn cư tại chùa Đại Bồ Đề (Mahābodhi) chuyên trước tác, 32 tuổi thị tịch. Các tác phẩm của Ngài gồm có: Đại Thừa Quảng Bá Luận Thích Luận大乘廣百論釋論, Thành Duy Thức Thật Sanh Luận成唯識寶生論, Quán Sở Duyên Luận觀所緣論... 

⑥→ Đông 500 dặm đến xứ Viśoka (Bệ-sách-ca鞞索伽). Nơi đây khí hậu ôn hòa mát mẻ, phong tục thuần hậu chất phác. Có hai mươi ngôi chùa, hơn ba ngàn tăng chúng, đều học Tiểu thừa Chánh Lượng Bộ正量部.
Phía Nam thành có một ngôi chùa lớn. Được nghe kể rằng, sau khi Phật diệt độ một trăm năm, nơi đây có Đề-bà-thiết-ma提婆設摩 tạo bộ Thức Thân Luận識身論 nói về Vô ngã nhân無我人. Lại có Cù­ba-a瞿波阿 viết Thánh Giáo Yếu Thật Luận聖教要實論 nói về Hữu ngã nhân有我人. Nhân đây có tranh luận. Nơi đây lại là nơi Bồ Tát Hộ Pháp護法trong bảy ngày chiết phục một trăm Luận sư Tiểu thừa.
Nước này nhiều thánh tích. 
►Đề-bà-thiết-ma提婆設摩 (Devaśarman dịch ý là Thiên Tịch天寂) là một trong những vị Luận sư thuyết Nhất thiết Hữu bộ.
► Cù-ba-a瞿波阿 (Gopa) viết Thánh Giáo Yếu Thật Luận聖教要實論 nói về Hữu ngã nhân有我人. Ngày nay không còn lưu truyền.
► Viśoka (Bệ-sách-ca鞞索伽) nay thuộc Ayodhya. Ayodhya vị trí 26.800Bắc 82.200Đông, cao độ 93m, là một thành phố cổ của Ấn Độ, thuộc Faizabad bang Uttar Pradesh. Trong thời Đức Phật nơi đây gọi là Ayojjhā. Nó nằm bên phải dòng sông Sarayu, cách Tân Đề-li 555 km về phía Đông. 


Ayodhya là thành phố cổ nhất và nguy nga nhất của Ấn Độ. Diện tích 250km2, là thủ đô của vương quốc Kosala (Kaushal).
Ngài Pháp Hiển gọi đây là Sa-kì沙祗 (Pinyin: Shāzhī).
► Faizabad 26047’Bắc 8209’Đông là một thành phố bên dòng sông Ghaghra, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Thành phố này cùng tổ chức với thành phố Ayodhya. Faizabad và Ayodhya có nhiều địa điểm di tích.

II-4.2.a/ ĐĐTVK - QUYỂN 4 - Đi qua 15 nước

Xem trang trước (quyển 2&3)

ĐẠĐƯỜNG TÂY VC KÝ - QUYN 4
(大唐西域記卷第四)
[Đi qua 15 nước]
1-Cheka (Trách-ca) → 2-Ferozepur (Chí-na-bộc-để) → 3-Jalandhara (Già-lan-đạt-la)
→ 4-Kullu (Khuất-lộ-đa) → 5-Ludhiana (Satadru, Thiết-đa-đồ-lư) → 6-Bairat (Ba-lí-dạ­đán-na) → 7- Mathura (Mạt-thố-la) → 8- Thanesar (Tát-tha-nê-thấp-phạt-la) → 9- Ambala (Srughna,Tốt-lộc-cần-na) → 9(a)- Gangotri → 10- Matipura (Mạt-để-bổ-la) → 11- Garhwal (Bà-la-hấp-ma-bổ-la) → 12- Govisana (Cù-tì-sương-na) → 13- Ahichhatra (Ác-hê-xế-đát-la) → 14- Vilasana (Tì-la-na-noa) → 15- Fatehgarh (Kapitha, Kiếp-tỉ-tha). 
① → Xung núi, băng qua mt con sông, theo hướng Tây nam 700 dđến Cheka (Trách-ca磔迦 Tse-kia). Đông giáp sông Tì-bá­xa毘播奢, Tây giáp sông Độ (sông Indus). Khí hu nóng, nhiu gió lc. Người dâít kính tin Pht giáo, có mười ngôi chùa.
Sông Tì-bá-xa毘播奢 nay là sông Beas. Khu vực Cheka rất rộng, xem trên bản đồ vùng giữa sông Beas và sông Indus. Sông Beas là sông nhánh của sông Sutlej.
Cheka hay Taki, trong Punjab (Bàng-già-phổ旁遮普). Theo Huyền Trang Niên Phổ, Cheka nay thuộc Lạp-ô-nhĩ拉烏耳 (Lahore).
Sau khi rời Rājapura (Rajauri) đi hai ngày, băng qua sông Chandrabhā (Chiên-đạt-la-bà-ca栴達羅婆伽 chen-ta-lo-po-kia, sông Chenab) đến đô thị Jayapura (Xà-da-bổ-la闍耶補羅 She-ye-pu-lo), nghỉ đêm trong một ngôi chùa của ngoại đạo, chùa ở ngoài phía Tây cửa thành. Nơi đó tăng chúng hơn hai mươi người.
Ngày hôm sau mới đến thành Sākala (Xa-yết-la奢羯羅). Trong thành có chùa, tăng đồ hơn trăm người. Ngày trước Bồ Tát Thế Thân ở thành này tạo luận Thắng Nghĩa Đế勝義諦論 (Paramārtha-satya). 
Jayapura nay là Hafizabad, thuộc Gujrawala. Đây là vùng được biết là “Sher­az-e-Hind” với nhiều nhà thơ và những học giả nổi tiếng trên thế giới.
Śākala (Śāgala, Xá-kiệt舍竭) nay là Sialkot (Kim-tích-á-nhĩ-khoa-đặc錫亞爾科特).
► Sialkot là một thành phố tọa lạc ở miền Bắc tỉnh Tây Punjab thuộc Pakistan, dưới chân đỉnh núi tuyết của Kashmir gần sông Chenab. Sialkot 32°30′19″Bắc 74°32′03″Đông, cao độ 256m, diện tích 3.016km². Sialkot cách Lahore 125 km và cách Jammu vài km. Nó là một trong những trung tâm kỹ nghệ lớn của Pakistan


Xa-yết-la奢羯羅 là kinh đô cổ của vua Di-lan-đà彌蘭陀 (Milinda) vào thế kỷ II trước công nguyên. Khoảng năm 327BCE (trước công nguyên) thành phố này được biết với tên Sagala. Sákala hay Sagala là một thành phố và là thủ đô của triều vua Menander I (Milinda) khoảng 160 và 135BCE.
Vua Milinda (160-135 trước công nguyên) người Hy Lạp xâm nhập Ấn Độ gây ảnh hưởng lớn ở vùng Punjab, khiến Ấn Độ chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp. Vua quan tâm đến Phật giáo, Tỳ-kheo Na Tiên那先 (Nāgasena) luận đạo với vua một đêm, vua kính phục và quy y Phật.
Hiện nay bộ kinh Milindapañhā (Di Lan Đà Vương Vấn Kinh彌蘭陀王問經), ghi bằng tiếng Pali, nội dung kể lại những câu hỏi đáp giữa vua Milinda và Tỳ-kheo Nāgasena (Na-tiên那先). Đây là bộ sách quan trọng trong Thượng Tọa Bộ. Về sau có hai bản dịch tiếng Hán ghi vào Đại Tạng Quyển 32 với tên “Na Tiên Tỳ Kheo Kinh”那先比丘經, nhưng không rõ tên người dịch.
Khi Bồ Tát Thế Thân nhập diệt thì Sakala bị họa Hung Nô. Hung Nô đến đâu cũng làm nghiêng ngả thành trì, chúng chiếm Sakala làm thủ đô, từ đó đánh chiếm các vùng lân cận. Với tài dùng binh bách chiến bách thắng Hung Nô và không thiện cảm với Phật giáo nên đã hủy hoại chùa tháp và tăng chúng rất nhiều. Đầu thế kỷ thứ sáu, Hung Nô đã tàn phá hết gần hết Ấn Độ, mãi đến năm 530 mới bị đánh đuổi ra khỏi miền Hằng hà. Khi Huyền Trang đến đây xứ này vừa thoát nạn, nên Ngài được nghe kể rõ ràng. Và Ngài đã thấy chùa tháp bị hư hoại rất nhiều.
► Sông Chenab (Chen: Mặt trăng, ab: sông.Dòng sông trăng!) Chiều dài sông Chenab khoảng 960km.
Sông Chandrabhā (Chandrabhaga) là đoạn sông phía trên của sông Chenab chảy qua vùng Jammu của Jammu & Kashmir đến vùng đồng bằng Punjab.
► Sông Chandra và Bhaga hợp dòng tại Tandi tạo thành sông Chenab, trong dãy Himalayas thuộc bang Himachal PradeshIndia.

► Sông Jhelum tiếp nước cho sông Chenab tại Trimmu, rồi sông Chenab tiếp tục gặp sông Ravi. Cuối cùng nó hợp dòng với sông Sutlej gần Uch Sharif tạo thành sông Panjnad (Punjab rivers). Rồi đến hợp dòng với sông Indus tại Mithankot (Uch Sharif). 
Ri thành Sakala đi v hướng Bc phía Tây thành, chng bao lâđến mt cánh rng Am-la菴羅, gp mt bn cướp năm mươi người. B cướp ly hết hành lý là đui chđến mt h nước. Gp nước cn và nhiu bi rm nên c đoàn trđược. Huyn Trang cùng các v tăng đđến làng gđó cu cu, dân làng ra tiếp cu và đưa v làng, ai cũng than khóc vì mt mát hành lý, ch riêng Ngàđim nhiên.
Nơđây có mt lão trượng hơn trăm tui, đệ t ca ngài Long Mãnh龍猛, tinh thông Trung Lun và các b lun khác, Huyn Trang dng li th hc mt tháng. 
Long Mãnh龍猛, còn có tên là Long Thắng龍勝 tức ngài Long Thọ (Nāgārjuna, dịch âm là Na-già-át-thích-thụ-na那伽閼剌樹那). 
  Lên đường về phía Đông 500 dặm đến xứ Cīnabhukti (Chí­na-bộc-để至那僕底Chi-na-po-ti), có nghĩa là Hán Phong漢封, vì nước này là đất phong vương của nhà Hán nên còn có tên như vậy. Ngài đến chùa Toṣasana (Đốt-xá-tát-na突舍薩那) ở lại 4 tháng, học Đối Pháp Luận對法論, Hiển Tông Luận顯宗論 và Lí Môn Luận理門論.
Sau đó đi về hướng Đông nam 50 dặm đến chùa Tamasāva (Đáp­mạt-tô-phạt-na答秣蘇伐那, Đường dịch là Ám Lâm闇林), chùa có ba trăm vị tăng tu tập theo Nhất thiết Hữu bộ. Sau khi Đức Phật nhập diệt khoảng 300 năm có luận sư Ca-đa-diễn-na迦多衍那 ở nơi đây viết bộ Phát Trí Luận發智論.
Phát Trí Luận發智論 gọi đủ là A Tì Đạt Ma Phát Trí Luận阿毗達磨發智論 (Abhidharma-jñāna-prasthāna). Luận này lấy học thuyết của Nhất thiết Hữu bộ làm căn bản. Luận này lập ra Bát Uẩn (八蘊) gồm: Tạp uẩn雜蘊, Kiết uẩn結蘊, Trí uẩn智蘊, Nghiệp uẩn業蘊, Đại chủng uẩn大種蘊, Căn uẩn根蘊, Định uẩn定蘊, Kiến uẩn見蘊.
► Cīnabhukti nay là Ferozepur (Phí-la-tư-phổ-nhĩ費羅兹普爾).
Thành phố Ferozepur (Firozpur, Ferozepore) là thủ đô của vùng Ferozepur tại Punjab. Vùng Ferozepur bằng phẳng, có vài đồi cát ở phía Nam và Đông nam. Biên giới phía Tây giáp Pakistan. Vị trí thành phố về phía Tây 10 dặm là nơi sông Beas (Bái-á-tư拜亞斯河) đổ vào sông Sutlej (Sách-đặc-lai索特來). Khí hậu nơi đây khắc nghiệt, mùa hè quá nóng và mùa đông rất lạnh. Chỉ có sông Sutlej chảy dọc theo biên giới Tây bắc. Đây là vùng lớn nhất trong Punjab. Thu hoạch chính là lúa mì, lúa mạch, hạt kê… 
③→ Bấy giờ Huyền Trang nhắm hướng Đông bắc thẳng tiến. Đi 140 dặm đến Jalandhara (Jālandhara,Già-lan-đạt-la闍爛達那). Huyền Trang đến chùa Na-già-la-đà-na那伽羅馱那, có vị đại đức tên Chiên­đạt-la-phạt-ma旃達羅伐摩 (Trung Hoa dịch là Nguyệt Trụ月胄) tinh thông Tam tạng. Nhân đây Huyền Trang dừng lại nơi này bốn tháng học về Sự Tì Bà Sa事毘婆沙.
Tì-bà-sa毘婆沙 dịch là Quảng giải廣解, Quảng thuyết廣說, chú thích Luật, Luận. Người chú thích Kinh thư gọi là Ưu-bà-đề-xá優婆提舍, chú thích Luật, Luận gọi là Tì-bà-sa.
► Jalandhara gần phía Tây nhánh Sutlej của Punjab, nay là Jalandhar (Bang-phí­lãng-đạt-nhĩ邦費朗達爾 ), thuộc Punjab.
Jalandhara (Jalandhar, Jullundur) là một đô thị cổ ở bang Punjab, Ấn Độ. Vị trí 31019’Bắc 75035’Đông. Nó cũng là thủ đô của Trigarttas, tức là vùng đất giữa ba con sông Ravi, sông Beas, sông Sutlej. Cách Delhi 375km.
Sông Ravi bắt nguồn từ dãy Himalayas, tại vùng Champa theo hướng Tây bắc. Đổi theo hướng Tây nam vào vùng Punjab, sau đó chảy vào Pakistan và nối với dòng Chenab. Sông Ravi dài 720km, nó được gọi là sông của Lahore, từ lúc thành phố lớn này nằm phía Đông của dòng sông.
Sông Chenab (Chandrabhâgâ), giữa Gujrat và Sialkot. Nước chảy cuồn cuộn rất khó vượt qua. Hàng năm khi gió mùa bắt đầu thổi, tuyết của đỉnh Himalaya tan chảy về sông.


④→ Từ Jalandhara đi hướng Đông bắc 700 dặm, qua một ngọn núi hiểm trở tới Kulūta (Khuất-lộ-đa屈露多).

Khuất-lộ-đa bốn bề là núi, đất ẩm xốp, gieo trồng lúa theo thời vụ. Hoa trái sum sê. Gần núi tuyết nên có nhiều cây thuốc quý. Khí hậu lạnh, ít sương tuyết. Có hai mươi ngôi chùa, tăng đồ hơn ngàn người, phần lớn học Đại thừa, ít theo những bộ phái khác. Nơi các sườn núi, nhiều hang động. Trong nước có tháp do vua A Dục lập. Nơi đây ngày trước Đức Như lai từng đến thuyết pháp.

 Từ Jalandhara đi hướng Đông bắc 700 dặm, qua một ngọn núi hiểm trở tới Kulūta (Khuất-lộ-đa屈露多).
Khuất-lộ-đa bốn bề là núi, đất ẩm xốp, gieo trồng lúa theo thời vụ. Hoa trái sum sê. Gần núi tuyết nên có nhiều cây thuốc quý. Khí hậu lạnh, ít sương tuyết. Có hai mươi ngôi chùa, tăng đồ hơn ngàn người, phần lớn học Đại thừa, ít theo những bộ phái khác. Nơi các sườn núi, nhiều hang động. Trong nước có tháp do vua A Dục lập. Nơi đây ngày trước Đức Như lai từng đến thuyết pháp. 
 Khuất-lộ-đa屈露多 nay là Kullu (Lỗ-khố魯庫), Thị trấn của Kullu nằm bên bờ sông Beas. Phía Tây bắc Shimla (Tây-mỗ-lạp西姆拉). Shimla là thủ phủ của bang Himachal Pradesh.


  Quay về hướng Nam 700 dặm, qua sông vượt núi đến xứ Satadru (Śatadru, Thiết-đa-đồ-lư設多圖盧). Nơi đây có mười ngôi chùa, tăng chúng ít, có ngôi tháp do vua A Dục xây. 
Thiết-đa-đồ-lư thuộc Punjab ngày nay, lưu vực phía Đông sông Sutlej (Sa­đặc-lũy-quý 莎特累季). Theo Niên Phổ Huyền Trang, thành phố này là Sorhind (Tát-hưng-đặc萨兴特).
Theo sự khảo cứu di chỉ cổ thành nay là Ludhiana (Lỗ-đức-hi-nạp魯德希納) tỉnh Punjab (Bàng-già-phổ旁遮普), tên gọi theo sông Tát-đặc-nhật薩特日 (Sutlej) [Theo PQĐTĐ, 4790]
Sông Sutlej còn được biết dưới tên Shatadru hay Suudri trong thời kỳ Vệ Đà (Vedic). 
Jalandha (Già-lan-đạt-la) → Kullu (Khuất-lộ-đa) → Ludhiana (Satadru, Thiết-la-đồ-lư) → Bairat (Paryatra, Ba-lí-dạ-đán-la) 

 Về Tây nam 800 dặm tới xứ Pāryātra (Ba-lý-dạ-đán-la波里夜咀羅). Khí hậu nóng, có tám ngôi chùa bị hư hoại nhiều, tăng chúng ít. Tu theo Tiểu thừa. 

Pāryātra (Paripatra, Pariyatra phía Tây của rặng Vindhya) nay là Bairat là một thành phố phía Bắc vùng Jaipur của bang RajasthanIndia. Vị trí 27°27′Bắc 76°11′Đông, cách Bắc Jaipur 52km, và Tây Alwar 66km.
Tên cổ của thành phố là Viratnagar, đó là thủ đô của Vương quốc Mahajanapada. Sau đó là một phần thuộc vương triều Mauryan (Khổng Tước). Sự hoang phế của Bijak-ki-pahadi, một ngôi chùa Phật giáo từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên, một công trình kiến trúc Phật giáo xưa nhất ở Ấn Độ. Thành phố cũng có một tu viện đổ nát, cột kèo bằng gỗ đặc biệt và những tảng đá có sắc dụ của vua Ashoka (A Dục), niên đại từ thời vương triều Mauryan.
Năm 634 Huyền Trang đến viếng thành phố Bairat và Mathura. Ngài đi về hướng Đông tới Jalandhara ở phía Đông Punjab, trước khi trèo lên núi thăm các tu viện ở thung lũng Kulu, sau đó trở lại hướng Nam đến Bairat và Mathura, trên bờ sông Yamuna. 

Rặng Vindhya 24°37′Bắc 82°00′Đông, bắt đầu từ phía Tây bang Gujarat, chân núi tại bờ Đông của bán đảo Gujarat gần vành đai của bang Rajasthan và bang Madhya Pradesh. Rặng núi chạy dài về phía Đông và phía Bắc gần đến sông Hằng (Ganges) tại Mirzapur. Vùng phía Bắc và phía Tây của rặng núi khô cằn và không ở được, nó nằm trong bóng của rặng Vindhya và rặng núi Aravalli ngăn gió thổi đến.
Đường dốc của rặng về phía Nam là một máng dẫn nước sông Narmada đổ về phía Tây xuống biển Arabian, trong một thung lũng rộng giữa rặng Vindhya song song với rặng Satpura xa hơn về phía Nam.
Dốc về Bắc của rặng là máng dẫn nước hợp các dòng Kali Sindh, Parbati, Betwa, và Ken về sông Gange.
Vùng bình nguyên của Vindhyan là cao nguyên trải dài từ trung tâm rặng phía Bắc. Thành phố Bhopal là thủ đô của bang Madhya Pradesh nằm trên cao nguyên này.

Thêm chú thích

rặng Vindhy
⑦→ Đông 500 dặm đến xứ Mathura (Mạt-thố-la秣菟羅). Nơi đây bắt đầu thuộc miền sông Hằng, khí hậu nóng, đất đai phì nhiêu, trồng nhiều xoài. Tính tình người dân lương thiện, tôn trọng đạo đức, tu tập Phật pháp.
Có hai mươi ngôi chùa, tăng đồ hơn hai ngàn, tu tập theo Đại thừa và Tiểu thừa. Có tháp thờ các đại đệ tử như Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ưu-ba-li, A-nan, La-hầu-la
Tiến về hướng Đông chừng 5 dặm đến ngọn đồi, có tháp thờ móng tay Phật do Ổ-ba-cúc-đa鄔波鞠多 (Upagupta ) dựng nên. 
Ổ-ba-cúc-đa鄔波鞠多 (Ưu-bà-cúc-đa優婆鞠多, Ưu-ba-quật-đa優波崛多...) dịch là Cận Tạng近藏, Cận Hộ近護... Tôn giả dòng dõi Cúc-đa毱多 tại nước Mạt-thố-la秣菟羅. Tôn giả là người từ mẫn thông tuệ, là Tổ thứ ba Thiền tông.
► Mathura vị trí 27.280Bắc 77.410Đông thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, nằm bên bờ sông Yamuna, cách Delhi 150km về phía Nam. Trong thời cổ nó là nơi dừng chân của các đoàn lữ hành. 

tượng  Phật tại Mathura
Sông Yamuna chảy qua các tiểu bang Delhi, Haryana và Uttar Pradesh trước khi nhập vào sông Ganges tại Allahabad. Thành phố DelhiMathura và Agra nằm bên bờ sông. Những nhánh sông chính của nó là Tons, Chambal, Betwa, và Ken. Sông Tons lớn nhất. 
Sông Yamuna
► Yamuna (Diêm-mâu-na閻牟那, Jamuna, Jumna, Skr. Yamunā), với chiều dài 1.370km, Yamuna là nhánh sông chính của sông Ganga (sông Hằng), miền Bắc Ấn. Nguồn sông tại Yamunotri bang Uttarakhand Himalaya, phía Bắc của Haridwar trong dãy Himalayan.

Sông Yamuna chảy qua các tiểu bang Delhi, Haryana và Uttar Pradesh trước khi nhập vào sông Ganges tại Allahabad. Thành phố DelhiMathura và Agra nằm bên bờ sông. Những nhánh sông chính của nó là Tons, Chambal,Betwa, và Ken. Sông Tons lớn nhất.

⑧→ Đông bắc 500 dặm vào xứ Sthāneśvara (Tát-tha-nê-thấp­phạt-la薩他泥溼伐羅Sa-ta-ni-shi-fa-lo). Khí hậu ôn hòa, nhà cửa sang trọng, xa hoa. Có ba ngôi chùa và bảy trăm tín đồ, học Tiểu thừa.



Sthāneśvara (Sthaneshwar) nay là Thanesar. Sthaneshwar có nghĩa là Vùng đất thánh.
Thanesar 29°59′Bắc 76°49′Đông, cao độ 232m, thuộc hạt Kurukshetra, bang Haryana, Ấn Độ. Đây là một thành phố cổ đầy lịch sử nằm bên dòng sông Ghaggar, miền Bắc Ấn, cách phía Tây bắc Delhi 160km.


⑨→ Đông 400 dặm đến xứ Srughna (Tốt-lộc-cần-na窣禄勤那Su-lukin-na), phía Đông giáp sông Hằng, Bắc giáp núi cao. Sông Jamuna (Diêm-mâu-na閻牟那) chảy ngang qua vùng đất này.
Thành lớn ở phía Đông sông Jamuna(Diêm-mâu-na閻牟那). Đất đai phong thổ tươi tốt, dân chúng tính tình thuần hậu chất phác. Tăng sĩ phần lớn tu tập theo Tiểu thừa, bộ Tì Bà Sa毗婆沙. Hiện nay có năm ngôi già lam, hơn ngàn tăng đồ, nơi các luận sư tranh luận với ngoại đạo. 
Srughna hiện nay là Sugh trên Jumna cổ gần Jagadri thuộc miền Tây bắc bang Uttar Pradesh, ĐộKhoảng vùng đất Dehra Dun (Dehra Dun là thủ đô của bang Uttaranchal). Hiện nay là Ambala (A-mỗ-mạt-lạp阿姆帕拉) vùng phụ cận Sugh (Tốc-khố速庫). [Theo PQĐTĐ, 5546] 
Ambala tọa độ 30°23′Bắc 76°47′Đông, cao độ 264m là một thành phố trong bang HaryanaIndia. Thành phố nằm ở ranh giới của bang Haryana và Punjab, cách 200km về phía Bắc Delhi.
Trong lịch sử cổ đại của Ấn Độ, người Aryan đã cư trú nơi đây, thủ đô là Sarudhna gần Ambala. 

  Đông 800 dặm gặp nguồn sông Hằng (Ganges) Huyền Trang ở lại đây suốt mùa đông và nửa mùa xuân sau để nghiên cứu Phật pháp. 
[Haridvāra ở hữu ngạn sông Hằng, cách nguồn gần 200 dặm].

Sông Ganges (sông Hằng) dài 2.510km là dòng sông chính của vùng giữa Ấn Độ và Bangladesh. Thượng nguồn là sông băng Gangotri, cao độ của thượng nguồn 7.756m, cửa sông là vịnh Bengan.

Sông băng Gangotri dài 29km, rộng từ hai đến sáu kilomet. Trải dài như con đường xa lộ khổng lồ đi ngang trung tâm núi. Nó là sông băng dài nhất ở trung tâm Himalayas với nguồn của nó đến phía Bắc của rặng Great Himalayan. 
Gangotri nguồn sông  Hằng

Sông Ganga chảy qua những điểm quan trọng:
- Bắt nguồn từ đỉnh Gangotri trên dãy Himalaya.
Hardwar, nơi sông đổ vào đồng bằng.
- Prayaga, nơi hợp dòng hai sông lớn Yamuna và Sarasvati.
- Kasia (Varanasi).
- Sagar, nơi sông Ganga đổ ra biển.

Triệu Phác Sơ赵朴初 có thơ rằng:
生長恒河左岸旁, 飲恒河水葬河牀
恒河流出羅摩衍, 千古恒河是道场

Sanh trưởng hằng hà tả ngạn bàng,
Ẩm hằng hà thủy táng hà sàng.
Hằng hà lưu xuất “la ma diễn”,
Thiên cổ hằng hà thị đạo tràng.


⑩→ Mùa xuân năm 631, Huyền Trang qua sông đến bờ Đông vào xứ Matipura (Mạt-để-bổ-la秣底補羅 Mo-ti-pu-lo). Khí hậu ôn hòa, phong tục hiền hòa chất trực. Phân nửa số người nơi đây kính tin Phật giáo. Có mười ngôi chùa và tám trăm tăng đồ.
Ngài chiêm lễ những di tích Phật giáo, theo học các bộ Biện Chơn Luận辯真論, Tùy Phát Trí Luận随發智論 với ngài Mật-đa-tư-na蜜多斯那 (Mật-đa chín mươi tuổi, là đệ tử của Luận sư Đức Quang). Huyền Trang dừng lại đây nửa mùa xuân và trọn mùa hè để nghiên cứu kinh điển. 
Matipura còn gọi Madyabar, ở phía tây Rohilkhand, cách Bijnor 8 dặm phía bắc và 30 dặm phía nam của Hardwar (Hardwar, hoặc Haridwar là thành phố Thánh của Ấn Độ. Thành phố này còn được gọi Gangadvar, có nghĩa Cánh cửa của Ganga. Đây là nơi sông Hằng rời núi vào đồng bằng Ấn. Trong nhiều năm qua, nơi này được biết dưới tên Kapilsthan, sau khi có một bậc hiền triết Kapil sống và thiền định nơi đây).
► Rohilkhand là vùng ở Tây bắc bang Uttar Pradesh của Ấn Độ. Nằm trên vùng đất bồi cao của sông Hằng (Ganges), giới hạn phía Nam bởi sông Hằng, phía Tây bởi Uttarakhand, phía Bắc là Nepal, và phía Đông bởi vùng Awadh.
Đây gọi là bộ tộc Rohilla (Roh là vùng núi, Rohilla có nghĩa là người miền núi). Trong thiên sử thi Mahabharata gọi vùng này là  Madhyadesh.
► Bijnor (Bijnaur) ở góc Tây bắc của Rohilkhand (Bareilly). Vùng đất này như một tam giác lởm chởm với đỉnh hướng về hướng Bắc. Biên giới phía Tây giữa dòng sông Hằng. 


 Về hướng Bắc 300 dặm đến xứ Brahmapura [Bhagwanputra] (Bà-la-hấp-ma-bổ-la婆羅吸摩補羅 Po-lo-ki-mo-pu-lo), núi non bao bọc bốn bề, khí hậu thời tiết điều hòa. Phong tục thuần hậu. Có năm ngôi chùa, nhưng ít tăng sĩ

Brahmapura hiện nay là vùng Garhwal 30°15′Bắc, 79°20′Đông.
Miền đất này trong những kinh Ấn Giáo hoặc những tác phẩm văn chương cổ được biết là Uttarakhand. Gần đây mới được đổi thành bang Uttaranchal. 



Thủ đô của Uttarakhand là Dehra Dun và cũng là thành phố lớn nhất vùng này. Thời Trung cổ, miền này với sự thống trị của vương quốc Garhwal phía Tây và vương quốc Kumaon phía Đông. Uttarakhand là một vùng nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên. Phần lớn phía Bắc của bang thuộc dãy Greater Himalaya, bao phủ bởi những đỉnh núi cao và sông băng trong dãy Himalayan.
Uttarakhand nằm ở góc phía Nam của dãy Himalaya đồ sộ, khí hậu và cây cối thay đổi rất nhiều ở cao độ này, từ những dòng băng ở trên cao đến rừng nhiệt đới ở những cao độ thấp hơn.
[Có lẽ xứ này Ngài chỉ nghe kể, không đích thân đi tới.] 

Đoạn sông Hằng gần Hardwar


  (12)  Từ nước Matipura (Mạt-để-bổ-la秣底補羅) đi hướng Đông nam hơn 400 dặm đến nước Govisana (Cù-tì-sương-na瞿毘霜那 Kiu­pi-shwang-na). Đa số tin ngoại đạo, có hai ngôi chùa, tăng đồ hơn trăm người, học theo Tiểu thừa.


Cù-tì-sương-na瞿毘霜那 nay di chỉ ở phía Bắc Moradabad (Mộc-lạp-đạt-ba木拉達巴), cách phía Đông Kashipur (Ca-tây-phổ卡西普) một dặm Anh. [Theo Cunningham].
Từ Ân Truyện không kể nước này. 


(13)  → Sau đó Ngàđi hướng Đông nam 400 dm, qua x Ahichhatra (Ác-hê-xế-đát-la堊醯掣怛羅 Ahi-chi-ta-lo). Nơđây him tr, nhiu rng sui. Khí hôn hòa, phong tc chơn cht, người dân ham hc, nhiu tài. Có mười ngôi chùa, tăng sĩ tu theo Chánh lượng b thuc Tiu tha.  

Ahichhatra (Adhichhatra, Chhatravati) cách phía tây Bareilly 20 dặm, thuộc Rohilkhand, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Panchalas là vùng đất của vương quốc Panchala thời cổ Vệ Đà (Vedic) nằm giữa sông Ganges và sông Yamuna. Phía Đông Kulu, giữa vùng núi non và sông Ganga. Phía Bắc Panchala là thủ đô Adhichhatra (Chhatravati), nay là Ramnagar, bang Uttar Pradesh. Ramnagar là một làng nhỏ của Uttar Pradesh, phía Bắc Ấn, cách 30km với biên giới Nepal
► Bareilly vị trí 28.350Bắc 79.420Đông, cao độ 166m, là thủ đô của Rohilkhand, nằm bên dòng sông Ramganga. Sông Ramganga West khởi nguyên từ rặng Doodhatoli trong vùng Pauri Garhwal, bang Uttarakhand, Ấn Độ. Nó là nhánh phụ của sông Hằng. Bắt nguồn từ cao độ 800m­900m, sông Ramganga chảy qua hạt Nainital, nơi nó bắt đầu đổ xuống đồng bằng. Thành phố Bareilly nằm bên bờ sông này.


Sông Ramganga

(14 ) → 200 dm qua sông Hng đến x Vilasana (Tì-la-na-noa毘羅那拏Pi-lo-shan-na). Nước này khí hu phong th ging nước Ahichhatra (Ác-hê-xế-đát-la). Người dân sùng tín ngođạít tin Pht pháp, hiu biết ngh thut. 


Vilasana nay là Biệt-nhĩ-sa-nhĩ別尓沙尓, Bắc Ấn.
Vilasana ở phía Tây dòng Kali, cách 4 dặm (mile) Nam Karsāna, 8 dặm (mile) Bắc Eyta. 

Sông kali
Sông Kali phát nguyên từ Himalayas ở cao độ 3.600m, trong vùng Pithoragarh thuộc bang Uttarakhand (Uttaranchal), India




(15) → Đông 200 dặm đến Kapitha (Kiếp-tỉ-tha劫比他 Kia-pi-tha). Khí hậu đất đai như những vùng trên, người ham học, nhiều tác phẩm nghệ thuật. Có bốn ngôi chùa, tăng đồ hơn hai ngàn người, học theo Tiểu thừa Chánh lượng bộ.
Truyện tích kể, đây là nơi đức Phật từ cõi Tam thập tam thiên (cõi trời ba mươi ba) trở về, sau khi đã thuyết pháp cho mẫu thân. Sau đó các vua cho xây một trụ đá ghi lại việc này, bên cạnh có trụ đá của vua A Dục xây cao hơn 70 thước. Cạnh đó không xa là một bảo tháp ghi dấu tích bốn vị Phật thời quá khứ kinh hành và tọa thiền. Bên cạnh tháp có tảng đá có dấu chân Phật.
Nơi đây cũng kể rằng Tỳ kheo ni Liên Hoa Sắc hóa ra vua Chuyển luân vương đi đón Phật đầu tiên khi đức Phật từ cung trời về, nhưng đức Phật bảo người đón ngài đầu tiên chính là Thiện Hiện Tu-bồ-đề đang ở trong động quán pháp Không...
Bảo đài vẫn còn nhưng bị thời gian làm hư hoại nhiều. 
Kapitha nay thuộc vùng Farrukhabad (Pháp-lỗ-ca-ba-đức法魯卡巴德) 27°30′Bắc 79°30′Đông, cao độ 167m. Hạt Farrukhabad là một hạt trong bang Uttar Pradesh ở Bắc Ấn. Thành phố Fatehgarh là cơ quan chỉ huy, hạt này là một phần của Kanpur Division. Vùng này phía Bắc giáp Badaun và Shahjahanpur, Đông giáp HardoiNam giáp Kannauj, Tây giáp giáp Etah và Mainpuri. Sông Ganga và sông Ramganga nằm phía Đông.
Kapitha cách Đông nam Atrangi 40 dặm và Tây bắc Knauj 50 dặm.
Sankisa (Sheng­kia-she) giữa đuờng Vilasana và Kanoj. Nơi đây nổi tiếng của người hành hương Phật giáo, có kể lại chuyện Đức Phật từ cung trời Đao Lợi trở về. (Theo Cunningham) 
Dấu chân Phật trên đá

Truy cập