Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

II-4-1/ ĐĐTVK Q.2&3

Xem trang trước (Qua miền Trung Á)

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - QUYỂN 2
大唐西域記卷第二
[Đi qua 03 nước]

①→ Lampāka phía Bắc giáp Tuyết sơn (Hindu-Kush) ba phía giáp rừng núi dầy đặc. Khí hậu ôn hòa, không có tuyết, sương mỏng. Dân ở đây dáng người thấp nhỏ, tính tình yếu đuối. Có hơn mười ngôi chùa, tăng chúng ít, phần nhiều học pháp Đại thừa.
Phong cảnh nơi đây không còn giống vùng Trung Á, ảnh hưởng nhiều phong cảnh Ấn.
Huyền Trang lưu lại đây ba ngày.

Lampāka (Lam-ba濫波Lan-po), nay là Laghman (Lạp-cách-mạn拉格曼) thuộc Afghanistan (A-phú-hãn), nằm bên bờ Bắc của sông Kabul. Trong thời cai quản của Đại đế Alexander, vùng này tên Lampaka, khi Huyền Trang đến đây, người theo đạo Phật không nhiều, phần lớn theo Ấn Độ giáo.

Laghman vị trí phía Đông Afghanistan, thủ đô là Mihtarlam (Mễ-đặc-lạp-mẫu thị米特拉姆市). Vùng đất này tươi tốt với hai con sông Alingar và sông Kunar chảy qua phía Tây và Đông. Laghman có vùng đất ẩm khá lớn nên là vùng cấp trái cây và rau cải rất đáng kể cho Kabul đặc biệt là dưa chuột. Thu hoạch chính khác là lúa gạo và lúa mì.
Laghman


Laghman


Đường qua Jalalabad

② → Tiếp tục đi về hướng Nam 100 dặm, qua một ngọn núi nhỏ. Rời những ngọn núi qua sông đi chừng hai mươi dặm đến xứ Nagara-Hara (Na-yết-la-hát那揭羅喝).
Phía Đông nam cách thành hai dặm có một tháp bằng đá cao hơn ba trăm thước, do vua Asoka lập. Thành có lầu gác, lầu thứ hai có tháp nhỏ bằng bảy báu, thờ đảnh cốt Như Lai, đảnh cốt sắc màu vàng trắng (Đảnh cốt là xá-lợi xương đầu Phật).
Huyền Trang nghe phía Tây nam đô thành, trong núi đá có một động có bóng Phật, muốn đến lễ bái. Đường đi đến đó vắng vẻ hoang vu lại nhiều giặc cướp, quốc vương nước Ca-tất-thí cho sứ giả đến mà chẳng ai dám đi, Huyền Trang đành đi một mình. Ngày thứ nhất trên đường đi, có một đồng tử đưa đến một thôn nhỏ nghỉ qua đêm, ngày thứ hai có một ông già dẫn đường. Đi chẳng biết bao lâu, bỗng có năm tên đạo tặc đưa dao cản đường, hỏi
- Hòa thượng đi vào đây làm gì?
- Đi lễ bái bóng Phật
- Ông chẳng từng nghe có bọn cướp sao? Huyền Trang sắc mặt không hề sợ hãi nói rằng:
- Giặc cũng là người, nay tôi đi lễ Phật gặp mãnh thú trên đường còn không sợ, hà huống các vị là người. Mọi người thấy giặc là giặc, Huyền Trang thấy giặc là người. Giặc tự cho là giặc sẽ có hành động như giặc, khi rõ ràng chính mình cũng là người thì chẳng còn trở lại là giặc nữa.

Được Huyền Trang khai thị, bọn cướp phát tâm theo Huyền Trang đi lễ Phật.


 Nagara-Hara (Na-yết-la­hát那揭羅喝Nang-go-lo-ho-lo) nay là Jalalabad (Jalālābād), thủ đô của bang Nangarhar (Giả-lạp-lạp-ba­đức賈拉拉巴德) thuộc Afghanistan. Khi Huyền Trang đến vùng này được coi như đã đến vùng đất Hindustan (ấn Độ). 
Jalalabad 34°25′59″Bắc 70°27′00″Đông, cao độ 553m, là một thành phố phía Đông Afghanistan, gần sông Kabul và sông Kunar.

Jalalabad

Trên trục giao thông, Jalalabad nằm giữa Kabul ở phía Tây và Peshawar ở phía Đông. Biên giới tự nhiên của vùng phía Tây là Jagdalak Pass và phía Đông là Khyber Pass, với sông Kabul phía Bắc và dãy Safed Koh (núi tuyết) ở phía Nam.
Sông Kunar
Sông Kunar hợp dòng với sông Kabul tại phía Đông của thành phố Jalalabad. Hợp dòng này chảy về phía Đông tới Pakistan, lại hợp dòng với sông Indus tại Attock.
Sông Kunar dài 480km, thuộc phía Đông Afghanistan và Tây bắc Pakistan. Hệ thống sông Kunar do băng hà và tuyết tan từ dãy Hindu-Kush. Từ hợp dòng của sông Lutkho và Mastuj chảy vào vùng trung tâm Chitral ở Pakistan gọi là sông Chitral. Sông Chitral chảy về phía Nam vào thung lũng Kunar, nơi đây được xem là sông Kunar.
Dòng chy ca sông Kunar
Sông Lutkho
 Vùng Chitral thuộc rặng núi Hindu -Kush tại Pakistan, là một trong những vùng trơ trọi nhất miền Tây nơi kết thúc của dãy Himalayas, nó được bao bọc bởi những núi cao băng qua nó, và cũng là nơi tuyệt đẹp. Người ta chỉ sinh sống nơi những thung lũng hẹp bao quanh có sông chảy qua và những sự hiểm nguy của thiên nhiên...
Khyber Pass (Khybet Pass, Khaiber Pass, Khaybar Pass, Khai-bá-nhĩ Sơn Khẩu开伯尔山口) là cửa ngõ quan trọng nhất giữa Pakistan với Afghanistan, và cũng là con đường thông thương giữa Trung Á và Nam Á.


Khyber Pass dài 53km, cửa ngõ Sơn khẩu bắt đầu từ Landi Kotal (Ngô Lan吴兰) tại Pakistan, cắt ngang qua dãy núi Safed Koh là đoạn kéo dài của Hindu-Kush xa nhất về phía Đông-nam
Tọa độ trung tâm 3405’36’’Bắc 7109’5’’Đông, cao độ 1.070m.
Safed Koh còn gọi là “núi trắng” (Bạch Sơn白山, white mountain) là dãy núi ở biên giới Pakistan-Afghanistan, cao độ 4.761m tại núi Sikaram, núi gần sông Kabul, thẳng đứng nổi bật, cao vượt khỏi những ngọn đồi chung quanh. Khyber Pass nằm trên nhánh núi tẽ ra của rặng Safed Koh. Bên triền dốc thấp đất đai khô cằn, thông và những cây thông tuyết trước đây mọc trên núi, bị tàn phá qua những cuộc chiến đã làm suy yếu đi nguồn tài nguyên về gỗ.
Khyber có nghĩa là “băng qua dòng sông” cũng có nghĩa là chia cắt. Chỗ hẹp nhất của nó chỉ rộng ba mét. Phía Bắc của Khyber Pass dốc cao chót vót, của đỉnh núi tuyết Hindu Kush. Khyber Pass là một trong những đường đèo nổi tiếng nhất trên thế giới và cũng là một trong những con đường quan trọng nhất để qua lại giữa AfghanistanPakistan nên cũng có một lịch sử khá dữ dội của những bước xâm lăng. Và là con đường chính của mậu dịch trong nhiều thế kỷ.

Lịch sử của Khyber Pass bắt đầu từ bước chân Đại đế Alexander năm 326 B.C. Sau khi qua cổng này, dùng thuyền đi qua sông Indus để bước vào vùng đất Ấn Độ. Đến năm 900 A.D. Ba Tư, Mông Cổ và Tartar qua Khyber, đem Hồi giáo vào Ấn Độ. Lịch sử kể nhiều về những biến động này.
Khyber trong lịch sử sóng gió của nó không thể kể hết những bước chân qua. Nó làm nhân chứng cho từ người Aryans đến Persian (Ba Tư) và Greek (Hy Lạp). Nó cũng nhìn thấy liên tiếp những bước chân Scythians, White Huns, Seljuks, Tartars, Mongols, Sassanians, Turks, Mughals và Durranis..
Câu chuyện về nó nhiều màu sắc như một quyển tiểu thuyết, những bi kịch, những huy hoàng như chừng một chuyện giả tưởng.
Nó là một chứng nhân im lặng không thể nói lại hết những biến cố do con người đem đến, thật giống như một người lái xe nhàn nhã đi ngang đây tưởng tượng ra như thế.

Pakistan (Ba Cơ Tư Thản巴基斯坦) tọa độ 33°40′Bắc 73°10′Đông, nằm phía Tây bắc Ấn Độ, Tây nam giáp biển Ả Rập. Biên giới giáp với Iran, Afghanistan và Trung Quốc. Tên Pakistan chỉ xuất hiện sau này (1947), thời ngài Huyền Trang nó coi như thuộc miền Bắc Ấn.
Pakistan có một nền văn minh Ấn Hà rực rỡ cách đây năm ngàn năm. Trước đây khi còn dưới sự kiểm soát của đế quốc Anh, Pakistan có Tây Pakistan và Đông Pakistan, chúng ta quen nghe là Tây Hồi và Đông Hồi hai nơi cách xa nhau 1.600km. Vào năm 1971 Đông Hồi thành lập nước Bangladesh (Mạnh-gia-lạp孟加拉). Từ đó lãnh thổ Pakistan chỉ còn miền Tây như bản đồ hiện nay.
Pakistan là nơi trú ngụ của hơn 60 ngọn núi cao trên 7.000m. Và cũng nơi đây có 5 đỉnh núi trong số 14 đỉnh trên thế giới cao trên 8.000m, và bốn trong năm ngọn này nằm trong dãy Karakoram gần Concordia. Hầu hết những đỉnh núi cao nằm trong dãy Karakoram. Ngọn cao nhất trong dãy này là đỉnh K2 với độ cao 8.611m đứng thứ hai trên thế giới, sau Everest.
Cả ba dãy núi lớn gặp nhau trên cao nguyên Pamirs đều đi ngang qua Pakistan với những đỉnh núi cao.
1- Dãy Karakoram, đỉnh cao nhất là K2 (8.611m = 28,244 feet).
2- Dãy Himalaya, đỉnh cao nhất nằm trong PakistanNanga Parbat (8.126m = 26,653 feet).
3- Dãy Hindu-Kush, đỉnh cao nhất là Tirich Mir (7.690 metres = 25,230 feet).
③→ Đi hướng Đông nam hơn 500 dặm, giữa vùng núi hiểm trở, và đến xứ Gandhara (Kiện-đà-la犍馱羅). Nước này phía Đông giáp sông Indus (sông Tín Độ信度), đô thành là Purusha-pura (Bố-lộ-sa-bố­la布路沙布羅). 
Trong nước có nhiều bậc Hiền thánh đến đây như Na­la-diên Thiên那羅延天, Vô Trước無著, Thế Thân世親, Pháp Cứu法救, Như Ý如意, Hiếp Tôn giả脅尊者
Phía Đông bắc vương thành có bảo đài để bát Phật, về sau đã đem đi nước khác.
Gandhara (Gandhāra, Kiện-đà-la犍馱羅Kien-to-lo) là tên của vương quốc cổ Ấn Độ (vương quốc Mahajanapada), ở miền Bắc Pakistan và miền Đông Afghanistan. Vị trí chính nằm ở thung lũng Peshawar, cao nguyên Potohar (Taxila) và trên Bắc ngạn sông Kabul. Thành phố chính của nó là Purushapura (nay là Peshawar), Takshashila (nay là Taxila) và Pushklavati.
Gandhara dọc bên bờ sông Kabul, nơi cửa sông đổ vào sông lớn Indus. Vùng này là thung lũng Peshawar. Về sau vùng Gandhara này gồm bên kia sông Indus và Tây bắc Punjab của Pakistan. Nơi đây là con đường liên lạc giữa Iran và Trung Á. Biên giới thay đổi theo thời gian lịch sử, đôi khi thung lũng Peshawar và Taxila thuộc Gandhara. Thung lũng Swat cũng có lúc thuộc vào đó. Nhưng trung tâm Gandhara luôn luôn là thung lũng Peshawar.
► Pushkalavati là thủ đô của Gandhara từ thế kỷ thứ 6 trước công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau công nguyên khi đô thị dời đến Peshawar. Những thánh tích Phật giáo được giữ lại đây như một nơi hành hương cho đến thế kỷ thứ VII. Pushkalavati có một ý nghĩa quan trọng với người Aryans, thành phố này nằm trong thung lũng Peshawar, nơi hợp dòng của sông Swat và sông Kabul. Ba nhánh sông khác của Kabul cũng họp lại tại đây. Nơi này vẫn còn được gọi là trọng tâm của chốn linh thiêng bất khả xâm phạm. Người địa phương vẫn còn đem xác chết đến hỏa táng tại đây. Người Aryan đã tìm thấy một nơi có tính chất địa lý như vậy nơi hợp dòng sông Ganga và sông Yamuna nên thành lập một thành phố Thánh tên Prayag gần Benares. Đây là một trong những trung tâm hành hương của Ấn Độ.
► Tây bắc Peshawar (Bạch-sa-ngõa), phía nam sông Kabul (Khách-bố-nhĩ喀布尔) tại Pakistan (Ba-cơ-tư-thản巴基斯坦) là cổ thành Purusapura (Bố-lộ­sa-bố-la布路沙布邏).
► Purusha-pura nay là Peshāwar (Bạch-sa-ngõa白沙瓦), tọa độ 34°00′Bắc, 71°30′Đông, cao độ 347m, diện tích 1.257km² nằm ở biên cảnh Tây bắc của tỉnh, gần Khyber Pass (Khai-bá-nhĩ sơn khẩu開伯爾山口), đường thông thương giữa Afghanistan và Pakistan.
Sông Swat phát nguyên từ dãy Hindu-Kush chảy qua thung lũng Kalam và nhập vào sông Kabul tại Peshawar nơi thung lũng Sarhad, Pakistan.
Sông SWATT
Di tích Phật giáo Butkara bên bờ sông Swat-Gandhara Sông Kabul
 




Năm 327 trước công nguyên, Đại đế A-lịch-sơn (Alexander Grand) đến Ấn Độ đã làm nơi đây ảnh hưởng nền nghệ thuật Hy Lạp. Kiền-đà-la có thể gọi là điểm trọng yếu văn hóa Đông Tây, cũng là nơi bắt nguồn của nghệ thuật Phật giáo từ đây.
Vào thế kỷ thứ nhất, người Đại Nguyệt Chi lập triều đại Quý Sương, vùng đất này năm 58BC (trước công nguyên) do vua Kanishka (Ca-nị-sắc-ca迦膩色) đời thứ I vương triều Kushan (Quý Sương貴霜) chọn làm đô thành.
Vua Ca-nị-sắc-ca迦腻色迦 tín phụng Phật giáo, kiến tạo nhiều tự viện mĩ lệ trang nghiêm và nhiều tháp Phật, đắp tượng Phật hùng vĩ nguy nga. Sáng tạo dung hợp nghệ thuật Ấn Độ và Hy Lạp gọi là “nghệ thuật Phật giáo” và còn được gọi là nghệ thuật Kiền-đà-la.
Huyền Trang chiêm lễ ngôi già lam Ca-nị-sắc-ca và đại tháp cùng nhiều thánh tích khác. Những ngôi chùa một thời hưng thịnh nhưng khi Huyền Trang đến chỉ còn một nền đổ nát hoang vu.
Phật Giáo thuộc Nhất thiết Hữu bộ, thịnh hành một thời, khi truyền sang Trung Quốc gọi là Bắc truyền Phật giáo. Đô thành Bạch-sa-ngõa là nơi trọng yếu để Phật giáo truyền sang Đông. Xứ này nhiều bậc Thánh hiền, Cao tăng, học giả nổi tiếng như Nārāyaa (Na-la-diên Thiên那羅延天), Asaga (Vô Trước無著), Vasubandhu (Thế Thân世亲), Pháp Cứu法救, Vasumitra (Thế Hữu世友 = Bà-tu-mật婆須蜜 là tổ thứ bảy Thiền Tông), Như Ý如意, Hiếp Tôn giả脅尊者.
Peshawar (Bạch-sa-ngõa白沙瓦) là đô thành của vương quốc Gandhara (Kiền-đà-la). Đây cũng là cố hương của các ngài Vô Trước, Thế Thân. Huyền Trang đến Ấn Độ chủ yếu tìm học Du Già Sư Địa Luận, mà tác giả là Vô Trước đản sanh tại nơi đây.
Vô Trước無著 ( Asaga) sống vào khoảng thế kỷ thứ IV hoặc thứ V. Ngài là người Purua-pura (B-l-sa-b-la布路沙布邏). Ngài là một Đại luận sư của Ấn Độ, người sáng lập Duy Thức Tông, thiết lập giáo pháp dưới ảnh hưởng của Nhất thiết Hữu bộ. Tác phẩm quan trọng là Du Già Sư Địa Luận, Đại Thừa A Tì Đạt Ma Tập Luận, Nhiếp Đại Thừa Luận.
Thế Thân世親 (Vasubandhu) là em của Vô Trước. Ngài là luận sư xuất sắc của Nhất thiết Hữu bộ, viết bộ luận A Tì Đạt Ma Câu Xá (Abhidharmakośa­śāstra). [Có hai ngài Thế Thân, ngài Thế Thân tổ 21 Thiền Tông người thành La Duyệt 羅閱城].
Thái tử Siddhartha




 (Nghệ thuật Kiền-đà-la)

Lokaṣema (Chi Lâu Ca Sấm支婁迦讖) người Quí Sương (Kushan) là người Gandharan truyền Phật giáo tại miền Trung Á trong thế kỷ thứ II. Và đã đến Lạc Dương (167-186), Trung Quốc dịch kinh.
Nơi đây nhiều kinh điển Phật giáo. Tượng Phật đầu tiên được tạc tại đây. Và đây cũng là thành phố giàu có trên con đường tơ lụa.
Thành phố Peshawar năm 1857
Thánh tích tìm thấy trong tháp của Kanishka ở Peshawar

Những di tích còn lại tìm thấy trong tháp lớn thời vua Kusan. Nay đã không còn. Tháp này khi ngài Pháp Hiển năm 400 đi qua mô tả cao 120m, khi ngài Huyền Trang đến năm 623 vẫn còn tồn tại.
Cách chùa Kanishka (Ca-nị-sắc-ca) 100 dặm về phía Đông bắc, qua sông lớn đến đô thị Puṣkarāvatī (Bố-sắc-yết-la-phạt-để布色羯羅伐底) hoặc có tên thành Charsadda (Phất-ca-la弗迦羅) là đô thành cũ của Kiền-đà-la.
 → Đô thị Uḍakhāṇḍa (Ô-đạc-ca-hán-đồ烏鐸迦漢荼).
Udaka-khāṇḍa (Utakhanda, Uakhāṇḍa) nay nằm ở phía Bắc ngạn sông Tín Độ (sông Indus). Đất này nay là phía Bắc Punjab (Bàng-già-phổ旁遮普), Tây bắc Rawalpindi. [St. Martin chỉ định là Ohind (Uhand) bên bờ sông Indus].
Rawalpindi (Lạc-ngõa-bình-đệ洛瓦平第) 33°36′00″Bắc 73°02′00″Đông, một cảng quan trọng trên sông Indus. Trên đường trở về Huyền Trang qua sông này đánh rơi một số kinh sách.
Punjab (Panjab) theo tiếng Ba Tư (Persian) có nghĩa “miền đất của năm dòng sông”. Nó nằm ở biên giới thuộc cả hai nước Ấn Độ và Pakistan.
Punjab có một chiều dài lịch sử và giàu di tích văn hóa. Thủ đô của Punjab khi chưa bị chia cắt là Lahore, hiện nay Lahore là thủ đô của Tây Punjab (West Punjab). Indian Punjab thủ đô là Chandigarh.
Hầu hết Punjab là đất phù sa bồi, bao quanh bởi núi phía Bắc. Nhiệt độ mùa hè có thể lên tới 47°C. Nói chung thang nhiệt độ vùng này từ -10° đến 50°C.

Bộ sưu tập cuộc đời Đức Phật tại Gandhara
Giấc mộng của Hoàng hậu Ma Da

Đản sinh

Đời sống trong cung

Vượt thành xuất gia

Khổ hạnh

Chuyển Pháp Luân

Niết Bàn


[Đi qua 08 nước]
1- Udyana (Ô-trượng-na) → 2- Baltit (Bát-lộ-la) → 3- Taxila (Đát-xoa-thỉ-la) → 4- Jhelum (Simhapura, Tăng-ha-bổ-la) → 5- Hazara (Urasa, Ô-thứ-thi) → 6- Kashmir (Ca-thấp-di­la) → 7- Punch (Bán-nô-tha) → 8- Rajauri (Rajapura, Át-la-xà-bổ-la). 

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

II-3 HÀNH TRÌNH QUA MIỀN TRUNG Á

Xem trang trước (Ha Mi đến Thiên Sơn)
(Nước Kyrgyzstan, Kazakhstan)

1-     Hồ Issyk-Kul (Nhiệt Hải) → 2- Tokmak (Tố Diệp) → 3- Thiên Tuyền → 4- Taraz (Đát-la-tư) → 5- Sayram (Bạch Thủy) → 6 -Nejkend (Nô-xích-kiện) → ...


Đoàn Huyn trang vượt Lăng Sơn, đi trong đường núi 400 dm đến h Issyk-Kul (Đại Thanh Trì大清池).
H này có tên Nhit Hi (Hot sea) vì cao độ 1.600m nhưng nước không đóng băng trong khi núi non chung quanh đóng băng tuyết vĩnh hng. Ngài Huyn Trang gi là “Thanh Trì” vì h nước trong xanh.
Chu vi hơn ngàn dm, phía Đông tây dài, Nam bc hp. Bn mt đều da vào núi, nhiu sông sui đổ ra h này. H sc nước xanh đen, v mn đắng, sóng ln cao hàng trượng.

Đại Thanh Trì nay là hồ Y-tái-khắc伊塞克, phía Tây bắc Cát-nhĩ-cát-tư-tư-thản吉爾吉斯斯坦 (Kyrgyzstan).
Issyk Kul là hồ trên núi, lớn thứ nhì trên thế giới (sau hồ Titicaca). Tọa độ 42°30′Bắc 77°30′Đông, dài 182km rộng 60km, sâu khoảng 270m, chu vi bờ hồ khoảng 688km, gồm 118 dòng sông đổ vào hồ, hai sông lớn nhất là sông Djyrgalan và sông Tyup.
Phía Nam bờ hồ là dãy núi Tian Shan (Thiên Sơn) hùng vĩ. Hồ Issyk Kul là điểm dừng trên con đường tơ lụa, lộ trình trên đất liền từ miền Viễn Đông đến châu Âu.

Hoàng hôn trên hồ Issyk Kul
Hồ Issyk Kul chụp từ vệ tinh
tháng 9/1992

Đi men theo hồ về phía Tây bắc 500 dặm đến thành Tố Diệp素葉城. Cây cối ít, khí hậu lạnh. Ngoài thành, Huyền Trang gặp vị thống lãnh Tây Đột Quyết là Diệp Hộ khả hãn. Diệp Hộ cho người đưa Ngài về thành nghỉ ngơi trước. Đất nước này đang thời kỳ cường thịnh, nhưng khoa học, văn học và luân lý không rành.
Ba ngày sau, Khả Hãn đi săn về, làm tiệc khoản đãi Huyền Trang. Khi Huyền Trang còn cách lều Khả hãn mươi bước, Khả hãn bước ra khỏi màn trướng lễ bái. Sau tiệc, thỉnh Huyền Trang thuyết pháp. Khả hãn hoan hỉ tin nhận và rất quý trọng Huyền Trang.
Lưu giữ Huyền Trang lại nhiều ngày, ông nói với Ngài: Pháp sư không cần đi Ấn Độ, khí hậu nơi đó rất nóng, dung mạo pháp sư, e rằng đến đó sẽ bị phơi nắng đen đủi, dung nghi không còn dễ nhìn nữa. Huyền Trang đáp: Tôi đã quyết tâm đến đó cầu Phật pháp.
Khả hãn thấy thái độ Huyền Trang kiên quyết nên không lưu giữ nữa, cho một người từng sống tại Trường An đem thư giới thiệu đến các nước lân cận và xuất một đội binh hộ tống pháp sư đến nước Kapisa (Ca-tất-thí迦畢試國, thuộc A-phú-hãn阿富汗). Vua đích thân cùng tùy tùng đưa tiễn Huyền Trang mười dặm.

Nhưng chỉ trong năm này vua bị ám sát, đất nước tan rã. Khi Huyền Trang đến là một thị trấn huy hoàng, nay chỉ còn là đống đất vụn.
Tố Diệp素葉 còn gọi là Toái Diệp碎葉 nay là Tokmok, Tokmak, Thác-khắc-mã-khắc托克馬克 là thành phố phía Bắc Kyrgyzstan (Cát-nhĩ-cát-tư-tư-thản吉爾吉斯斯), tọa độ 42°50′Bắc 75°17′Đông, cao độ 816m, nằm phía Đông thủ đô Bishkek (Bỉ-thập-khải-khắc比什凱克).
Nhà thơ Lý Bạch đời Đường sinh trưởng ở vùng Toái Diệp này.
Bishkek (Pishpek, có lúc được đổi tên là Frunze [Phục Long Chi伏龍芝]), tọa độ 42°52′29″Bắc 74°36′44″Đông. Bishkek nằm phía Bắc ven rặng Ala-Too (A-lạp-đa阿拉多), một nhánh của rặng Tien Shan (Thiên Sơn), cao 4.800m đã làm cho thành phố thêm hùng vĩ. Phía Bắc của thành phố, một thảo nguyên phì nhiêu nhấp nhô kéo dài đến bang Kazakhstan kế cận.  Sông Chu (楚河) dẫn nước cho thành phố này. Bishkek là trạm nghỉ trọng yếu trên con đường tơ lụa.
Những rặng núi tuyết phủ quanh năm thường dùng cụm từ “Ala-Too” để diễn tả, dù rằng ở Kyrgyz cụm từ này có nghĩa “nhiều màu sắc”. Tuyết phủ ở cao độ 3.600m trở lên.
Dãy Terskey Ala Too (Alatau) còn gọi là “shady mountains” nằm phía Nam bờ hồ Issyk Kul. Dãy Kungey Ala Too (Alatau) gọi là “sunny mountains” nằm dọc phía Bắc bờ hồ Issyk Kul, làm thành biên giới giữa Kyrgyzstan với Kazakhstan.
[Nhìn trên bản đồ Kyrgyzstan sẽ thấy rõ, khi mặt trời lên, bóng núi dãy Terksey Ala Too sẽ hắt xuống thành phố, nên gọi là “núi hắt bóng” và dãy Kungey Ala Too đón nắng mặt trời]

Ala-Too
Kyrgyzstan (Kirgizia, Kirghizia, Cát-nhĩ-cát-tư-tư-thản吉爾吉斯斯坦) là một quốc gia trong miền Trung Á, đất đai bao bọc bởi những dãy núi. Bắc giáp Kazakhstan, Tây giáp Uzbekistan, Tây nam giáp Tajikistan, Đông nam giáp Trung Quốc.
Kyrgyzstan có nghĩa là “miền đất của bốn mươi bộ tộc”.
Kyrgyz có mặt từ năm 201BC (trước công nguyên). Vào thế kỷ 12 Trung quốc miêu tả con người Kyrgyz là tóc đỏ mắt xanh.
Sông Chu và rặng Turkey

Phía tây Tố Diệp Thủy có khoảng mươi thành nhỏ đơn lẻ. 
Đi tiếp tục theo hướng Tây 400 dặm đến Thiên Tuyền千泉. Thiên Tuyền có nghĩa là một ngàn suối nước (Bình Tân屏津Bing-yul), mùa hạ Khả hãn đến nơi đây tránh nóng. Thiên Tuyền chu vi khoảng hơn hai trăm dặm, mặt Nam là Tuyết Sơn, ba mặt kia là bình nguyên. Nguồn nước sung túc, đất đai phì nhiêu. Nơi đây có lệnh cấm sát hại nai, nên có nhiều đàn nai chạy nhảy, đeo lục lạc.
Theo “Thương mang Linh Sơn” Thiên Tuyền nay là Khố-mục-a-lôi-khắc-khố库穆阿雷克库.
Theo “Huyền Trang Niên Phổ”, Thiên Tuyền ở khoảng Taraz và Bishkek.
Thiên Tuyền nằm khoảng chân núi phía Bắc rặng Karatau (Cát-nhĩ-cát-tư吉尓吉斯山), giữa sông Chu và sông Tích Nhĩ.
BẢN ĐỒ VÙNG THIÊN TUYỀN

  Từ thành Tố Diệp đến nước Yết-sương-na羯霜那, có một khu vực đất rộng được gọi là Tốt Lợi窣利.
Tốt Lợi窣利 : Dân tộc Tốt Lợi và ngôn ngữ Tốt Lợi窣利. Vương tộc các nước đều là dòng dõi Nguyệt Chi, cùng họ Chiêu Vũ昭武. Vốn là Đại Nguyệt Chi cư trú ở thành Chiêu Vũ phía Bắc dãy Kì Liên Sơn. Sau bị Hung Nô đánh phá, dời nước đến phía tây Thông Lĩnh葱嶺 kiến lập nước Nguyệt Chi.
Đến đời Tùy phân ra làm chín nước: Khang quốc康國, An quốc安國, Sử quốc史國, Tào quốc曹國, Thạch quốc石國, Mễ quốc米國, Hà quốc何國, Hỏa Tầm火尋, Mục quốc穆國. Trung Quốc gọi là Chiêu Vũ cửu tính. Nơi đây hơn phân nửa là thương nhân, hoạt động thương mại nên ảnh hưởng tính cách. Họ tham tài hiếu lợi, chẳng chuộng lễ nghĩa, giảo hoạt dối trá, chỉ biết tích chứa tài vật, thu nhận như kẻ bần hàn.

Từ phía tây Thiên Tuyền đi 450 dặm đến thung lũng nằm giữa đồi xanh, đô thị Talas (Đát-la-tư呾罗斯, Tháp-lạp-tư塔拉斯), đất đai khí hậu ôn hòa, có sông chảy qua, các nước buôn bán nơi đây.  
Sông Talas


Xem hai bản đồ bên dưới để hiểu rõ sự tương quan giữa Talas và Taraz. Cả hai cùng nằm bên bờ sông Talas. Lúc ngài Huyền Trang đi qua Talas, thì Talas ở vị trị Dzhambul ngày nay.
► Taraz hiện nay là một thành phố và là trung tâm của tỉnh Zhambyl nước Kazakhstan (Cáp-tát-khắc-tư-thản哈薩克斯坦) trước đây Taraz gọi là Talas, Dzhambul và Aulie-Ata. Taraz nằm ở phía Nam của Kazakhstan, gần biên giới Kyrgyzstan, trên sông Talas (Taraz River). Là một trong những thành phố lâu đời nhất tại Kazakhstan, Taraz nổi tiếng trong lễ tổ chức 2000 năm tuổi, được UNESCO công nhận vào năm 2001. Ngày pháo đài được xây dựng vào năm 36 trước công nguyên. Thành phố được biết với tên “Talas” vào năm 568, thời trung cổ thành phố là trung tâm giao dịch trên con đường tơ lụa. Năm 629 Huyền Trang đi ngang đây thành phố mang tên Talas.
►Talas hiện nay là một đô thị nhỏ ở Tây bắc Kyrgyzstan, vị trí ở thung lũng dài giữa hai ngọn núi, tọa độ 42°31′Bắc 72°14′Đông.

Đi tiếp về hướng Tây hơn mười dặm gặp một thành nhỏ, có ba mươi nhà, gọi là tiểu cô thành小孤城. Dân cư trong thành là người Trung Quốc, bị Đột Quyết bắt đem đến đây. Tuy sống nơi xa lạ nhưng họ rất đoàn kết, tuy bên ngoài trang phục giống Đột Quyết nhưng họ cương quyết bảo tồn truyền thống ngôn ngữ, lễ nghĩa, phong tục. Thấy Pháp sư Huyền Trang từ cố quốc đến, họ mừng như gặp người nhà, nhiệt tình đón tiếp.
Đi về hướng Tây nam 200 dặm gặp đô thị Bạch Thủy白水.
Đô thị Bạch Thủy nay là Sayram thuộc bang Kazakhstan (Cáp-tát-khắc-tư-thản哈薩克斯坦).
Sayram
Sayram cách Chimkent 10km về phía Đông, Sayram là một pháo đài hùng vĩ, hiện nay đã đổ nát, nó là một trong những thành phố nổi tiếng của vùng Syr Darya.
(theo Akhil Bakshi) Năm 1989 bên ngoài khu vực Sayram, các nhà khảo cổ học tình cờ phát hiện được một thiền viện. Họ tìm thấy được một đèn dầu ở thế kỉ XII. Sayram đã có cách đây mấy ngàn năm, nơi tập trung các tri thức.
Chimkent (Kì-mỗ-khẳng-đặc奇姆肯特), Chimkent là tiếng Uzbek và Shymkent là tiếng Kazakh. Chim (Shym) có nghĩa là đồng cỏ và Kent là đô thị.
Chimkent ở phía Nam Kazakhstan, tọa độ 42°303Bắc 69°573Đông, gần biên giới Kazakhstan, là một trung tâm văn hóa nổi tiếng. Shymkent là giao lộ các lục địa, nơi dừng chân của các đoàn lữ hành trên con đường tơ lụa. Đó là nơi những trục giao thông chính của châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhau. Những thành phố cổ Hazrat-e Turkestan và Sayram trên con đường tơ lụa cũng gần đó.
Đi tiếp hướng Tây nam 200 dặm đến đô thị Kuyu (chien-cheng, Cung Ngự恭御).
Hai đô thị này đất đai phì nhiêu, cây cối sum sê. Đều thuộc khu vực của Tốt Lợi.


Hướng Nam 50 dặm gặp Nejkend (Nô-xích-kiện笯赤建). Chu vi hơn ngàn dặm. Sản xuất nho quý, cây cỏ hoa trái tốt tươi. Có cả trăm thành ấp, mỗi thành đều có cương vực, nhưng đều trực thuộc Nô-xích-kiện.
Nô-xích-kiện笯赤建 nay là Hãn-a-ba-đức汗阿巴德 thuộc Tashkent (Tháp-thập-can塔什干). [Linh Sơn Thương Mang]
Theo Nhuế Truyền Minh thì Nô-xích-kiện thuộc Kì-mỗ-khẳng-đặc奇姆肯特 (Chimkent)




HÀNH TRÌNH QUA MIỀN TRUNG Á
(Nước Uzbekistan, Tajikistan)
1- Tashkent (Giả Thời) → 2- Fergana (Phế Hãn) → 3- Ura-Tyupe (Tốt-đổ-lợi-sắt-na) → 4- sa mạc Kyzyl-Kum → 5- Samarkand (Táp-mạt-kiến) → ...

Đi tiếp 200 dặm đến xứ Giả Thời赭時 (Che-shih) nay là Tashkent (Tháp-thập-can塔什干) thủ đô của Uzbekistan. Thời nhà Đường gọi là Thạch Quốc石國. Đông tây hẹp, Nam bắc dài. Đất đai khí hậu giống Xích-kiện, vùng đất thuộc Đột Quyết kiểm soát.

TASHKENT - thành phố đá (stone city)
Ban đầu Tashkent là một ốc đảo của sông Chirchik, gần chân núi Golestan, tọa độ 41°16′Bắc 69°13′Đông. Được biết với tên Chach. Đời Hán được biết với tên Beitian (Bin-kāth), đô thị của Kangju cổ xưa (Khang Cư康居). Tashkent còn được gọi là thành phố đá (stone city). Về sau nó phát triển thành trung tâm thương mại quan trọng trên con đường tơ lụa. Các  đoàn lạc đà từ Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, châu Âu đều đi ngang Tashkent.
  Từ đây về hướng Đông nam hơn 1.000 dặm đến nước Phế Hãn沛捍. Phế Hãn沛捍 đời Hán là nước Đại Uyển, nơi sản sanh ra ngựa Hãn huyết (mồ hôi đỏ), Hán Vũ Đế gọi là thần mã. Xứ này chu vi bốn ngàn dặm, núi bao bọc bốn bề. Khí hậu lạnh, người tính dũng mãnh. Ngôn ngữ khác với các nước khác.
Phế-hãn nay là thành phố Fergana. Fergana (Farghana, Phí-nhĩ-can-nạp費爾干納) tọa độ 40°24′Bắc 71°46′Đông, ở phía Đông Uzbekistan, rìa phía Nam thung lũng Fergana, miền nam Trung Á, nó cắt ngang qua biên giới của Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Fergana cách Tashkent 420km về phía Đông, khoảng 75km về phía Tây Andijan. Đây cũng là điểm xa nhất mà dấu chân A-lịch-sơn Đại đế (Alexander the Great) đặt đến.

Qua sông Syr Darya
Lại đi hướng Tây hơn 1.000 dặm đến xứ Sutrishna (Tốt-đổ-lợi-sắt-na窣堵利瑟那), chu vi một ngàn bốn trăm năm mươi dặm. Phía Đông giáp sông Diệp Hà葉河. Sông Diệp Hà (sông Syr-Darya) phát nguyên từ Bắc Thông Lĩnh chảy về hướng Tây bắc. Nước cuồn cuộn chảy xiết. Phong tục khí hậu giống Giả Thời (Tashkent). Có vương phủ của Đột Quyết.
Sutrishna nay là Ura-tyupe (Uro-teppa) thuộc Tajikistan, nằm ở phía Tây lòng chảo Fergana. Ura-tyube là một trong những đô thị cổ nhất miền Trung Á, được thành lập hơn 2.500 năm.
Từ Tashkent đến sông Syr-Darya (Tích Nhĩ錫爾) khoảng 65 km.
Sông Syr-Darya
Sông Syr-Darya
Tên sông Syr-Darya có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư, đôi khi còn gọi là Jaxartes hay Yaxartes từ tên gọi theo tiếng Hy Lạp cổ đại và đã được sử dụng rất lâu ở phương Đông, sông hình thành biên giới tự nhiên giữa UzbekistanKazakhstan.
Con sông này bắt nguồn bằng hai đầu nguồn trong dãy Thiên Sơn ở Kyrgyzstan và đông Uzbekistan, chảy trong khoảng 2.220km (1.380
Sông chảy qua phía Bắc cao nguyên Pamir, phía tây Thiên Sơn và thung lũng Fergana rồi hoà nhập vào biển Aral (Hàm Hải = biển nước lợ).
Tháp bên bờ Bắc sông Amu Darya
Sông Amu-Darya
Sông Amu-Darya (Sông Chakshu), Darya có nghĩa là “biển”.
Amu Darya là một trong những sông dài nhất miền Trung Á. Nó hình thành bởi hợp dòng của sông Vakhsh và sông Panj (Pyandzh). Dòng chảy của nó về hướng Tây bắc đến phía Nam bờ biển Aral. Tổng chiều dài của nó là 2.400 km. Trong thời Cổ đại, con sông này có tên gọi là Oxus theo tiếng Hy Lạp. Trung quốc âm là Phược-sô縛芻.
Nó bắt nguồn từ dãy Pamir trên lãnh thổ Afghanistan với tên sông Pamir, chảy theo hướng Đông-tây cho tới Ishtragh, tại đây nó quay trở lại theo hướng Bắc và sau đó chảy theo hướng Đông bắc - Tây nam tới Hindu Kush. Đến đây nó tên Panj, sau đó gần như là theo hướng đông-tây và tạo ra biên giới tự nhiên giữa Afghanistan và Tajikistan, sau đó tạo ra biên giới giữa Afghanistan và Uzbekistan trong khoảng 200km, vượt qua Termez và cầu hữu nghị Afghanistan-Uzbekistan. Nó chảy theo biên giới của AfghanistanTurkmenistan trong khoảng 100 km nữa trước khi chảy vào lãnh thổ Turkmenistan tại Kerki.

Sông Amu-Darya
Sau khi rời vùng núi cao, sông chuyển hướng về Tây-bắc băng qua vùng đất Turan rộng lớn khô cằn, nơi nó tạo thành ranh giới giữa sa mạc Kara-Kum卡拉库姆 (thuộc Turkmenistan) hướng Tây-nam và sa mạc Kyzyl-Kum克孜勒库姆 (thuộc Uzbeskistan) hướng Đông-bắc. Sông Amu đã mất rất nhiều lượng nước cho việc tưới, bốc hơi và thấm vào lòng đất.
Từ  đây nó có tên gọi  Amu-Darya (Sông A-mỗ阿姆), nó chảy ngang qua Turkmenistan theo hướng Đông-nam Tây-bắc, vượt qua Turkmenabat土库曼纳巴特 và tạo ra biên giới của TurkmenistanUzbekistan tại Khalkabad. Sau đó nó phân ra thành nhiều sông nhánh (đã từng có thời gian tạo ra các đồng bằng châu thổ và đổ vào biển Aral咸海), vượt qua Urgench乌尓根奇, Dashoguz达绍古兹 và các thành phố khác nhưng ngày nay nó không chảy nổi tới biển Aral nữa và biến mất trong sa mạc.
Đi về hướng Tây Bắc vào một sa mạc lớn (sa mạc Kyzyl-Kum ở giữa sông Tích Nhĩ錫爾河 (Syr-Darya) và sông A-mỗ阿姆 (Amu-Darya), nơi đây tuyệt không nước cỏ, cát là cát màu đỏ ối, cương vực không biết đâu là đâu, chỉ nhắm về hướng ngọn núi cao, theo xương rải rác trên đường mà đi.
Sa mạc Kyzyl Kum (Qyzylqum) là sa mạc lớn thứ 11 trên thế giới. Kyzyl-Kum có nghĩa là “cát đỏ”, nó nằm ở Trung Á, bị chia cắt bởi các nước Kazakhstan, Uzbekistan và một phần nước Turkmenistan. Diện tích khoảng 298.000km2. Kyzyl-Kum ở độ cao 300m, hầu hết là cồn cát, cũng có vài ốc đảo.
Sa mạc Kyzyl-Kum
Thú nuôi của nơi đây là lạc đà Bactrian Camels
Đi 500 dặm đến Samarkand (Táp-mạt-kiến颯秣建, thuộc Ô-tư-biệt-khắc-tư-thản) còn gọi là Tát-mã-nhĩ-hãn撒馬爾罕. Chu vi một ngàn sáu trăm bảy mươi dặm, Đông tây dài, Nam bắc hẹp. Khí hậu ôn hòa, binh mã hùng dũng. Có nhiều hàng hoá trân bảo đến từ các nước. Công nghệ cao. Quốc vương anh dũng, binh cường ngựa giỏi, binh sĩ cang cường coi cái chết như sự trở về nhà (Kiến tử như quy見死如歸). Nhiều nước người Hồ chung quanh lấy Táp-mạt-kiến làm chuẩn mực về chế độ lẫn hành vi.
Trung quốc thời đó gọi đây là Khang quốc. Lúc Huyền Trang đến, nước đã bỏ Phật giáo theo Hỏa giáo (Agni) nên Quốc vương tiếp rất lãnh đạm. Khi Huyền Trang giảng về Nhân quả báo ứng và Phật pháp công đức, vua nghe xong rất vui mừng thỉnh Huyền Trang cho thọ giới. Vua hạ lệnh mở hội độ người làm tăng, trăm họ từ đây mới bắt đầu tin Phật, trùng tu chùa, chấn chỉnh nền Phật giáo trong nước.
Nơi đây là cửa ngõ giao thông, từ Trung quốc muốn qua Iran (Y-lan, Ba Tư) đều ghé qua đây, và ngược lại. Phong tục, chữ viết giống như Ba Tư. Nơi đây bắt đầu khu vực ảnh hưởng Ba Tư.

Samarkand

Uzbekistan
Samarkand có gốc từ tiếng Sanskrit, Samara Khanda. Khanda (Kanda) có nghĩa là thành phố. Nghĩa này có thể tìm thấy trong các tên Tashkent (Taksha Khanda), Yarkand, Penjikent…
Và những tên các nước như Uzbekistan, Tajikistan, Kazakhstan, Turkmenistan (Turkestan) tận cùng bằng stan cũng có từ nguyên là sthana (nơi chốn).
Samarkand (Samarqand) ngày xưa là một ốc đảo nằm bên cạnh sa mạc Kyzyl-Kum, giữa hai rặng núi. Samarkand là thành phố lớn thứ hai của bang Uzbekistan và là thủ đô của tỉnh Samarqand. Nó nằm ở thung lũng sông Zarafshan.
Samarkand toạ độ 39°39′15″Bắc 66°57′35″Đông, cao độ 702m, nó được công nhận là thành phố có 2.700 năm tuổi.
Samarkand trong Ngụy Thư魏书 gọi là Tất vạn cân悉万斤, Tùy Thư隋书 gọi là Khang Quốc康国. Tân Đường Thư gọi là Tát-mạt-kiến薩末建. Da-luật-sở-tài耶律楚材 nhà Nguyên trong Tây Du Lục西游录 gọi là Tầm-tư-can尋思干...
Samarkand là một trong những thành phố cổ trên thế giới, một thành phố phồn vinh trên con đường tơ lụa giữa Trung Quốc và châu Âu. Có một thời, Samarkand là thành phố lớn nhất miền Trung Á. Được thành lập khoảng năm 700BC (trước công nguyên), nó là thủ đô của Sogdian (thuộc Ba Tư). Trong chiều dài lịch sử, có lúc thành phố hoàn toàn bị quên lãng, rồi phục hưng và đến thế kỷ 16 khi thủ đô dời về Bukhara thì một lần nữa nó lại bị suy tàn. Trải qua những biến động lịch sử về sự thay đổi các triều đại từ Alexander the Great, the Arabic Conquest, Genghis-Khan (Thành Cát Tư Hãn)… nền văn hóa Samarkand phát triển và pha trộn các nền văn hóa của Iranian, Indian, Mongolian và một chút văn hóa của Tây và Đông phương. Sự tráng lệ huy hoàng của thành phố có một sức thu hút lạ thường, được các thi nhân và sử gia trong thời xưa gọi là : “Rome của phương Đông, cái đẹp của xứ sở này là viên ngọc của thế giới Hồi giáo phương Đông”.
Về phía Đông nam đến nước Nhĩ-mạt-hạ耳秣賀. Chu vi bốn trăm năm mươi dặm, Đông tây hẹp, Nam bắc dài. Có nhiều sông, phong tục như Táp-mạt-kiến (Samarkand).
Đi về hướng Bắc đến Kiếp-bố-đãn-na劫布呾那, nhà Đường gọi là nước Tào曹國. Đông tây dài, Nam bắc hẹp. Phong tục giống Táp-mạt-kiến.
Theo Huyền Trang Niên Phổ ghi lại lời Biện Cơ: “Thư hành书行 là đến tận nơi, còn Thư chí书至 là nghe kể ghi lại. Nên hai địa danh này là nghe ghi lại. ĐĐTVK ghi rằng “Từ Táp-mạt-kiến đi 300 dặm đến Yết-sương-na”, tức những nước nhỏ ở khoảng giữa đó, Ngài nghe kể mà ghi”.
Hướng Tây 300 dặm tới xứ Khuất-sướng-nhĩ-ca屈霜你迦, nhà Đường gọi là nước Hà何國.
Khuất-sướng-nhĩ-ca屈霜你迦 (Kusanika, Khố-sa-ni-á库沙尼亚) ngày nay cách Tát-mã-nhĩ-hãn撒马尔罕 (Samarkand) 75km về phía Tây bắc.
Hướng Tây hơn 200 dặm đến kinh đô  Yết-hãn喝捍 (Kharghan), nhà Đường gọi là Đông An東安國.
Yết-hãn喝捍 nay là Hợp-trác-mộc-bát-nhĩ哈扎木博爾 thuộc Uzbekistan.
[Những nước trên, Huyền Trang nghe kể lại ghi, nên theo Từ Ân, không ghi trong cuộc hành trình, hơn nữa, những địa danh vừa nêu, chưa định vị được trên bản đồ hiện nay, nhưng theo sự mô tả vùng đất đó ở giữa Samarkand và Bukhara nên chỉ có thể định được hiện thuộc châu Navoiy (Nạp-ốc-y納沃伊). Chúng tôi chờ tìm được tài liệu sẽ bổ sung về sau. TC]
- Khuất-sướng-nhĩ-ca
- Yết-hãn



HÀNH TRÌNH QUA MIỀN TRUNG Á

Truy cập