Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

II-5-1 Đường về qua Ấn Độ-Pakistan-Afghanistan

Giờ về cố hương đã đến! Tạm biệt quê hương thứ hai!
Năm 641 (niên hiệu Trinh Quán 25), đầu mùa hạ Huyền Trang lên đường về lại cố hương. Các vua đến chào bái biệt Huyền Trang, đưa thư đến nhiều xứ trên đường về yêu cầu giúp đỡ khi Pháp sư đi qua. Chia tay bùi ngùi rơi lệ.

Đoạn này không kể trong Đại Đường Tây Vực Ký, nương theo Từ Ân Truyện ghi lại.
ẤN ĐỘ:
1- Kosambi (Kiều-thưởng-di) → 2- Vilasana (Tì-la-na-noa) → 3- Jalandhara (Xà-lan-đạtla)

① → Huyền Trang đi cùng với vua Ô-địa-đa烏地多 (Udita) mang theo nhiều kinh tượng, từ xứ Prayāga đi hướng Tây nam, qua khu rừng rộng, sau 7 ngày đến Kosambi (Kiều-thưởng-di), viếng các thánh địa và thánh tích Thiên thê天梯 trong một tháng.
②→ Tây bắc đến thủ đô xứ Vilasana (Tì-la-na-noa毘羅那拏), gặp hai người bạn cũ lúc học tại Nalanda là Sư Tử Quang (Siṃharaśmi) và Sư Tử Nguyệt (Siṃha-candra) từng giảng Câu Xá, Nhiếp Luận, Duy Thức..., cả hai mừng rỡ đón tiếp Huyền Trang, mời Ngài khai giảng Du Già Quyết Trạch瑜伽決擇 và Đối Pháp Luận對法論. Huyền Trang dừng lại đây hai tháng.
③→ Về hướng Tây bắc, trải qua một tháng Huyền Trang đi qua nhiều xứ, đến xứ Jālandhara (Xà-lan-đạt-la闍蘭達羅) dừng lại đây một tháng. Vua Ô-địa-đa烏地多 (Udita) cho tùy tùng theo hộ vệ về phương Đông.
Jālandhara (Xà-lan-đạt-la闍蘭達羅) nay là phía Bắc Ấn, Phí-lãng-đạt-nhĩ費朗達爾. Lịch sử sớm nhất của Jalandhar được tìm thấy trong thời gian trị vì của các triều vua Ca-nị-sắc-tra (Kanishka) và Quý Sương (Kushan) miền Bắc Ấn. Jalandhar và Multan là những thành phố cổ nhất còn sót lại tại vùng Punjab.
Người Quý Sương (Kushan)
 Đoạn này không kể trong Đại Đường Tây Vực Ký, nương theo Từ Ân Truyện ghi lại.

Đường về qua PAKISTAN:
1- Simhapura (Tăng-ha-bổ-la) → 2- Takshashila (Đát-xoa-thỉ-la) → 3- Laghman (Lam-ba) → 4- Varana (Bannu) → ...

① → Vua cho người hộ tống Ngài đi về phía Tây bắc, 20 ngày sau đến xứ Simhapura (Tăng-ha-bổ-la僧訶補羅) [nay là Ba-cơ-tư-thản, Lạp-kiều-lí乔里]. Lúc này đã cuối năm.
Rời Simhapura, có 100 vị Sư từ phía Bắc đến đây tu học, nay trở về phương Bắc, cùng đi với Huyền Trang, đem kinh tượng về nước.
Xứ này nhiều giặc cướp, Huyền Trang e sợ gặp cướp, thường cho một vị tăng đi trước. Nếu gặp cướp liền bảo rằng, từ xa đến đây cầu pháp, nay hành lý chỉ có kinh tượng và xá-lợi, xin đàn việt ủng hộ cho. Tuy có gặp cướp nhưng đều vô hại.
Tăng-ha-bổ-la僧訶補羅 ( Siṃhapura) đô thành dựa vào núi, hiểm trở, khí hậu lạnh. Nay là vùng đất dưới chân núi Salt Range.
Salt Range

Đá muối (rock-salt)
 Salt Range là vùng đồi núi trong tỉnh Punjab, Pakistan. Tên nó xuất phát từ loại đá rock-salt (xem hình). Dãy núi phát xuất từ vùng Jhelum, trên vùng đồi Chel sừng sững, bên phải bờ sông Jhelum, đi ngang qua vùng Shahpur, băng qua hạt Mianwali. Từ đó nhánh phía Nam hình thành vành đai giữa Bannu và Dera Ismail Khan cho đến khi sáp nhập vào hệ thống núi Waziristan.
Dãy Salt Range là một dãy đồi thấp giữa thung lũng sông Indus và sông Jhelum, một phần phía Bắc Punjab thuộc Pakistan. Tên núi phát xuất từ nguồn gốc những tinh thể muối, đây là một trong những vùng giàu muối trên thế giới, tuổi của nó từ thời tiền sử. Dãy Salt Range dầy khoảng 490m trải dài trong 300km dưới rặng Karakoram và Himalayas ở Pakistan.Dãy salt range có nhiều mỏ muối và là nguồn cung cấp muối vô tận! cung ứng hết miền Bắc Ấn. Than đá cũng được tìm thấy nơi đây nhưng với số lượng ít hơn.
② → Trải qua hai mươi ngày đi trong đường núi như thế, đến xứ Takshasila (Đát-xoa-thỉ-la呾叉尸羅). Vua Kashmir nghe tin cho sứ sang nghênh thỉnh về, nhưng Ngài từ chối viện cớ hành lý cồng kềnh. Ngài nghỉ 7 ngày rồi tiếp tục lên đường.
Tượng Phật khổ hạnh ở Taxila
Taxila
Takshashila (Takkasila, Taxila) vị trí 33°46′45″Bắc, 72°53′15″Đông.Ngày nay Taxila thuộc vùng Rawalpindi, gần thủ đô Islamabad, Pakistan. Viện Bảo tàng Taxila được thiết kế còn lưu giữ nền văn minh Gandhara.
Ngài đi trong ba ngày đến sông Tín-độ信度 (Indus) rộng năm sáu dặm. Giữa sông có cuồng phong. 50 bộ kinh bị mất.
Vua Kapiśyapiya (Ca-tất-thí迦畢試) ở đô thị Udakakkhanda (Ô-đạt-ca-hán-đà烏鐸迦漢茶) thân hành đến hỏi thăm, mời về kinh ở hơn 50 ngày. Ngài cho người trở lại xứ Udyana (Ô-trượng-na) để chép tam tạng giáo điển của phái Kāśyapiya (Ca-diếp-tí-da迦葉臂耶). Khi Huyền Trang ở đây vua Kashmir đến thăm.
③ → Ngài cùng vua Kapiśa (Ca-tất-thí) đi về hướng Tây bắc hơn một tháng đến xứ Lampada (Lam-ba藍波). Huyền Trang được tiếp đón long trọng, Ngài ở lại 75 ngày, vua mở đại hội Vô giá.
Lampada (Lam-ba藍波) nay thuộc Laghman, Afghanistan.
④→ Đi tiếp về hướng chính Nam 15 ngày đến xứ Varaṇa (Phạt-thích- noa伐刺拏) để chiêm bái thánh tích.
Varaṇa (Phạt-thích-noa伐刺拏) nay thuộc Bannu. Bannu có nhiều di tích từ thế kỷ thứ II trước công nguyên.
BannuNhững đồi đất Akra đã nói với người đi qua bằng một lời vô ngôn về những gì nó chứa đựng trong lòng của nó, một nền văn minh Ấn Độ cổ.
Những dấu chân xâm lăng miền Trung Á được giữ lại trong sự chịu đựng của thời gian cho chúng ta toàn bộ hình ảnh, làm thế nào mà Bannu được coi như là một cổng vào để họ xâm nhập vào miền trù phú của tiểu lục địa Ấn Độ.
Hiện nay Bannu xanh mát và phì nhiêu giữa vùng núi khô khan lởm chởm, những khách du lịch đến đây gọi nó là “thiên đàng”!
ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - QUYỂN 12
(大唐西域記卷第十二)

Đường về qua AFGHANISTAN:
1- Ghazni (Tào-củ-tra) → 2- Phụ cận Kabul (Phật-lật-thị-tát-thảng-na) → 3- Kapisa → 4- Andarab (An-đát-la-phược-bà) → 5- (Khoát-tất-đa) → 6- Kunduz (Hoạt-quốc)

① → Huyền Trang đi về phía Tây bắc qua vùng Avakan (Tào-củ-tra漕矩吒Tsau-ku-ta), thủ đô là thành Hạc-tất-na鶴悉那, có khi là thành Hạc-tát-la鶴薩羅. Thành quách đều kiên cố, sông núi nhiều. Có khoảng trăm ngôi chùa, tăng đồ hơn vạn người. Tín ngưỡng Phật giáo. Vua A Dục có lập tháp nơi đây.
Thành Hạc-tát-la鶴薩羅Ho-sa-lo nay gần sông Helmand, trong tỉnh Ghazni.
Thành Hạc-tất-na鶴悉那Ho-si-na nay là Ghazni.
Ghazni (Gia-tư-ni加兹尼) 33°32′00″Bắc 68°25′01″Đông, là một thành phố phía Đông Afghanistan (A-phú-hãn阿富汗), và là thủ đô của tỉnh Ghazni, tọa lạc ở cao độ 2.219m.
Thành phố Ghazni là trung tâm Phật giáo phát triển trước và trong thế kỷ thứ VII. Năm 683 quân đội Arab đã đem đạo Islam đến gần vùng này, từ đó bành trướng dần vào lãnh thổ Ấn Độ.1151 thành phố bị phá hủy san bằng cho đến khi bước chân của Mông cổ đến, 1221 thành phố lại phục hưng rồi lại thường xuyên bị hủy hoại.
In the 1960s a 15-meter female Buddha was discovered lying on its back and surrounded by empty pillars that once held rows of smaller male Buddhas. Parts of the female Buddha have been stolen. In the 1980s a mud brick shelter was created to protect the sculpture, but the wood supports were stolen for firewood and the shelter partially collapsed.Sông Helmand (Helmend, Helmund, Hirmand, Tarnak, Darya-ye Helmand) là con sông dài nhất trong nước Afghanistan. Sông dài 1.150km từ dãy Hindu- Kush, cách phía Tây thủ đô Kabul 80km, chảy về hướng Tây nam, qua sa mạc đến đầm lầy Seistan và hồ Hamun-i-Helmand vùng đất Zabol tại biên giới Afghan-Iranian.
Không giống như hầu hết những con sông không đi tới biển, sông Helmand giữ được không độ mặn trên đường đi của nó, sông dùng trong việc tưới đất ruộng, dù rằng độ mặn của chất khoáng trong nước có làm giảm đôi chút sự lợi ích của nó trong việc dùng nước tưới.


② → Từ đây Huyền Trang đi hướng Bắc suốt 500 dặm đến xứ Vrjisthāna (Phật-lật-thị-tát-thảngna 佛栗氏薩儻那), đô thành là Hộ- tất-na護苾那. Khí hậu lạnh lẽo, con người tánh tình thô bạo. Vua thuộc dân tộc Đột Quyết突厥, tin kính Phật giáo, quý việc học, trọng đạo đức.
Nay là vùng phụ cận lưu vực sông Kabul (Khách-bố-nhĩ 喀布爾 - Aphú- hãn阿富汗). [Xem trên bản đồ khoảng vùng Ca-lạp-ba-cách卡拉巴格, phía Bắc Kabul, trong lưu vực sông Kabul.]
③ → Ngài đổi sang hướng Đông, vượt núi qua sông vào địa phận xứ Kapiśa (Kapisa). Vua vì Huyền Trang cử hành Pháp hội Đại thí trong bảy ngày.
Vua xứ Kapiśa tiễn Ngài đến đô thị Cù-lô-tát-báng瞿盧薩謗 (Grosapam), nơi đây bùi ngùi từ biệt nhau. Vua chu cấp lương thực và cho cận thần hơn trăm người hộ vệ Ngài qua ngọn Tuyết sơn.
Đoàn hộ tống Ngài vượt núi Đại tuyết sơn (Bà-la-tê-na đại lĩnh  羅犀那大岭) [nay là sơn khẩu Ca-ngõa-khắc卡瓦克山口 – Hundikush, Afghanistan]. Núi này đỉnh cao chập chùng lởm chởm đủ hình dáng. Lúc phẳng lì lúc chót vót. Trèo lên rất cay đắng khó khăn, gió lạnh khốc liệt, đường hẹp khúc khuỷu, lúc vào hang sâu, lúc lên sườn dốc. Bấy giờ cuối mùa hạ, tiết vào thu mà băng còn dầy, phải đục băng tiến lên. Nơi đây không thể đi ngựa, chỉ nương gậy mà đi. Đi trong bảy ngày mới đến đỉnh.
Lại đi thêm bảy ngày nữa mới đến hẻm núi cao, dưới đó có một làng nhỏ, chừng một trăm nhà, chăn nuôi dê, dê giống như lừa. Ngài nghỉ lại trong thôn đó, nửa đêm lên đường, người trong thôn dẫn lối. Nơi đây nhiều khe suối nhỏ trên mặt đóng váng băng, nếu không có người dẫn đường, dẫm lên đó băng vỡ sẽ chết chìm. Đi đến ngày hôm sau mới qua hết đoạn băng nguy hiểm này.
Đi theo con đường núi, lại lên đỉnh núi, núi này cao chót vót không thể lường được, băng trắng xóa mênh mông như biển, mây dầy tuyết bay chẳng lên tới đỉnh. Trên núi cây cỏ không mọc nổi, chim bay không tới, đèo cao gió rét, đá hình thù kì dị chồng chất.
Sơn khẩu này cao nhất trong cuộc hành trình của Huyền Trang.

④ → Ngài xuống núi đi về hướng Tây bắc, đi trong 6 ngày đến xứ Antarāva (An-đát-la-phược-bà安怛羅縛婆An-ta-lo-fo-po). Núi đồi liên tiếp, khí hậu lạnh, tuyết rơi mạnh. Trong nước có ba ngôi chùa, vài mươi tăng đồ, có một tháp do vua A Dục xây. Dân chúng quen cúng bái thần linh, ít kính tin đạo Phật. Nơi đây tu tập theo Đại Chúng bộ. Huyền Trang dừng lại năm ngày. Từ đây đã vào phạm vi của Tây Đột Quyết.

Baghlan

Antarava nằm dưới chân Hindu-Kush thuộc miền Tây Bắc Ấn độ, nay thuộc Andarab (An-đạt-lạp-bá安達拉伯), bang Baghlan, Afghanistan. Baghlan
Di chỉ
Di chỉ Baghlan vào thế kỷ thứ II

⑤ → Đầu năm 643, Huyền Trang từ Antarāva (An-đát-la-phượcbà 安怛羅縛婆) theo hướng Tây bắc xuống núi, đi hơn 400 dặm đến xứ Hoát-tất-đa闊悉多Kwoh-seh-to (Khoust) thuộc địa của Đổ-hóa-la睹貨 (Tukhara). Xứ này núi rừng chiếm gần hết diện tích, vùng đất bằng nhỏ hẹp, gió mạnh, khí hậu lạnh. Dân chúng không biết lễ nghĩa, hung hãn. Có ba ngôi chùa, tăng đồ rất ít.
Hoát-tất-đa闊悉多 nay vị trí khoảng giữa Taloqan (Tháp-lạc-cam塔洛甘) và Andarab (An-đạt-lạp-bá安達拉伯), bang Baghlan.
⑥ → Tây bắc 300 dặm qua vùng núi non đến xứ Kunduz (Hoạt quốc活國) [nay là Côn-đô-sĩ昆都士], xứ này nằm bên bờ sông Phược sô (Amu, A-mỗ阿姆). Cháu của Diệp Hộ khả hãn trấn thủ nơi đây, xưng là vua Đổ-hóa-la, cai quản các tiểu quốc từ phía nam Thiết Môn. Đất đai bằng phẳng, cây trái hoa quả tươi tốt, khí hậu ôn hòa, phong tục thuần hậu chất phác. Dân kính tin đạo Phật, chùa có mười ngôi chùa, tăng đồ vài trăm, học theo Đại thừa.
Huyền Trang dừng lại đây một tháng. Sau đó, vua phái hộ vệ đưa Ngài về Đông.
Từ Kunduz (Hoạt Quốc) đi về Đông phải qua Thông Lĩnh, tức cao nguyên Pamir (Phạ-mễ-nhĩ帕米爾). Núi rừng chập chùng.
 
Afghanistan-Caravan

Đường về qua Afghanistan- bang BADAKHSHAN và hành lang WAKHAN:
1- Munjan (Măng-kiện) → 2- Himatala (Hê-ma-đát-la) → 3- Badaksan (Bát-sáng-na) → 4- Yamgan (Dâm-bạc-kiện) → 5- Kurana (Khuất-lang-noa) → 6- Termistat (Hộ Mật) → 7- (Bát-lộ-la)
fg

① → Từ Kunduz đi trong hai ngày đến xứ Munjan (Măng-kiện ).
Munjan thuộc phía Nam tỉnh Badakhshan, thuộc rặng Hindu-Kush, Afghanistan.
Tỉnh Badakhshan nằm ở Đông bắc Afghanistan, giữa rặng Hindu-Kush và sông Amu Darya. gồm 29 thị trấn, và Huyền Trang đã đi qua những thị trấn Jurm, Kuran wa Munjan, Wakhan, Yamgan…
Badakhshan là một nơi dừng chân trên con đường tơ lụa cổ xưa. Phần lớn đất đai là dãy Hindu Kush và dãy Pamir chiếm cứ. Nó có một hành lang, là hành lang Wakhan, mở rộng tới Chitral tại Pakistan, từ đó trải dài đến biên giới Trung Quốc.
Fayzabad (Feyzabad) 37.118°Bắc 70.580°Đông nằm bên dòng sông Kokcha, là thủ đô của tỉnh Badakhshan. Mùa đông thành phố bị cô lập bởi tuyết phủ dầy.
Cạnh đó có các nước A-lợi-ni阿利尼, Hạt-la-hồ曷邏胡, Cật-lậtsắt- ma訖栗瑟摩, Bát-lợi-hạt缽利曷 đều là đất của Đổ-hóa-la.
② → Đi tiếp về Đông 300 dặm, qua núi đồi đến xứ Himatala (Hêma- đát-la呬摩怛羅Hi-mo-ta-lo). Núi rừng quanh co, đất đai trồng hoa quả được. Khí hậu lạnh, dân tính nóng nảy, thô bạo. Ít lễ nghĩa. Chiến tranh xung đột với nước Đột Quyết, nên dân lưu lạc tha hương. Phía Tây nước giáp với Cật-lật-sắt-ma訖栗瑟摩.
Badakhshan
Dòng sông Pamir hẹp gần Khorog
Sông Pamir chảy qua Afghanistan
Tiếng Phạn Himatala có nghĩa là dưới chân núi Tuyết (雪山之下), nay là Đông bắc Afghanistan, phía Nam bờ sông Kokcha (Khoa-khắc-tra科克查).
③ → Huyền Trang đi về hướng Đông, đường đèo cheo leo hiểm trở. Đi 200 dặm đến Badaksan (Bát-sáng-na缽創那Po-to-chang-na) gặp bão tuyết phải dừng lại đây hơn một tháng.

Badakshan
Badaksan, Badakshan nay là vùng phụ cận Feyzabad (Pháp-trát-ba-đức法扎 巴德), Đông bắc Afghanistan, thượng du sông Kokcha.
④ → Đông nam đi đường núi 200 dặm đến xứ Yamgan (Dâmbạc- kiện淫薄健).
Yamgan (Girwan) thuộc tỉnh Badakhshan, Afghanistan. Hiện nay một phần của hạt Baharak. Di chỉ khoảng Jorm. [Miền Triết-nhĩ-mỗ哲爾姆 Đông bắc Afghanistan].
⑤ → Dẫm nguy đạp hiểm qua đèo vượt hang trong 300 dặm đến Kurāna (Khuất-lang-noa屈浪拏). Trong nước ít chùa Phật, ít tăng đồ.
Nay là Kuran (Khổ-lan苦蘭) miền thượng du cao nhất của sông Triết-nhĩ-mỗ 哲爾姆, lòng sông hẹp, Đông bắc Afghanistan.

⑥→ Đông bắc 500 dặm đường núi đến xứ Termistat (Đạt-ma-tấtthiết- đế達摩悉鐵帝), còn gọi là nước Hộ Mật護密.
Nước này ở giữa hai mạch núi cao, gần sông Amu-Darya (Phượcsô). Đông tây dài 1.600 dặm, nhưng chiều rộng Nam bắc khoảng 5 dặm, có những chỗ chẳng hơn một dặm. Lòng sông sâu quanh co, vách núi cao ngất, cát đá đổ xuống, gió lạnh thê lương. Nơi đây sản sinh loại ngựa hình dạng nhỏ con nhưng mạnh mẽ, dai sức khi đi xa. Phong tục không lễ nghĩa, mắt xanh biếc, khác với người dân nhiều nước khác.
Đô thành là Khandud (Hôn-đà-đa昏馱多) nơi đó có chùa, nhà vua cho đục đá, san bằng một khoảng núi để xây chùa, trong có tượng Phật bằng đá, từ đó đạo Phật thịnh hành tại đây.

Wakhan
Nước này bắt đầu vào hành lang Wakhan (Ngõa Hán tẩu lang瓦漢走郎).
Hành lang Wakhan (Wakhan Corridor hay Wakhan Salient) là một hành lang dài và hẹp. Nó nằm trên vùng núi Pamir với Tajikistan ở phía Bắc, phía Nam giáp Pakistan-administered Kashmir và phía Đông giáp China.
Hành lang Wakhan
Về mặt lịch sử, Wakhan, là một vùng quan trọng hàng ngàn năm nay nơi mà Đông, Tây và Trung Á gặp nhau, trước khi biến cố Islam và những tranh chấp giữa Tibet và China.Cuối phía Đông của hành lang là núi Wakjir, đường đèo qua Hindu- Kush ở cao độ 4.923m, nơi đổi múi giờ giữa Afghanistan và Trung Quốc (+4:30 UTC tại Afghanistan và +8 UTC tại China). Biên giới với Trung quốc một trong những biên giới cao nhất trên thế giới. Theo lời diễn tả của J.Townsend (2005), “Đường đèo này bị đóng ít nhất năm tháng trong một năm. Và mở để thông thương rất bất thường trong thời gian còn lại”.
Hành lang này dân cư rất thưa thớt.
Huyền Trang nghe kể rằng:
- Phía Bắc có nước Shighni (Hộ-khí-ni戶棄尼), ở biên giới Afghanistan và Tajikistan dọc theo sông Panj (Panjshir).
- Phía Nam là nước Sgamaka (Thương-di商彌). Sông núi xem lẫn nhau, đồi gò chập chùng, khí hậu lạnh, tính người chất phác, không biết lễ nghĩa. Vua dòng họ Thích nên tôn sùng Phật pháp, trong nước có hai ngôi chùa, tăng chúng ít.
Sgamaka (Xa-ma-yết-la-xà奢摩羯羅闍) nay thuộc khoảng vùng đất Chitral (Khế-đặc-lạp契特拉), Pakistan. Nằm phía Nam núi Hindu-kush (Hưng-đô-khố).
⑦ → Đông 700 dặm đường núi đến sông Ba-mê-la䜝羅 (sông Pamir), sông dài ngàn dặm chảy theo hướng Đông tây. Có hồ rộng khoảng trăm dặm. Ở trong khoảng núi Tuyết, thung lũng Pamir. Tuyết bay ngày đêm không dừng. Đất đai lạnh lẽo, cảnh vật tiêu điều, không một dấu vết con người.
Đến thế kỷ thứ bảy, ngài Huyền Trang là người đầu tiên tả về cảnh cao nguyên Pamir này.
Từ sông Ba-mê-la (Pamir) đi về Đông, qua sơn khẩu Minh Thiết Cái明鐵蓋 cao độ 4.800m tại Ca Thập, Tân Cương.
 Sơn khẩu này bốn bề núi tuyết san sát như rừng, bên trái sông băng đổ xuống như treo giữa trời, trên cao lạnh khốc liệt, thế núi chót vót, đá chồng chất ngổn Sông Panjshir ngang, không có đường đi.
Phía Nam sông, ra khỏi núi có xứ Bát-lộ-la缽露羅. Xứ này có nhiều vàng bạc, màu vàng rực như lửa.

Từ đây đi về hướng Đông nam qua một dãy núi, quanh co hiểm trở, khí hậu lạnh lẽo, không có người ở.
Mời xem tiếp phần cuối đường về qua Tân Cương

Truy cập