Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

II-4.2.b/ ĐĐTVK- QUYỂN 5 - đi qua 6 nước

Xem trang trước (quyển 4)

ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - QUYỂN 5
(大唐西域記卷第五)
[Đi qua 06 nước]
1-Kannauj (Khúc Nữ) → 2-Fatehpur (A-du-đà) → 3-Ayamukha (A-da-mục-khư)
→ 4- Allahabad (Bát-la-da-dà) → 5- Kosambi (Kiều-thường-di) → 6- Ayodhya (Tỳ-sách-ca) 


  Đông nam 200 dặm, vào xứ Kanyākubja (Yết-nhược-cúc-­xà羯若鞠闍國), nhà Đường gọi đây là thành Khúc Nữ曲女. Ngài đến chùa Bhadra và ở lại đây ba tháng để học kinh điển. Nơi đây phồn thịnh và xinh đẹp, lâu đài cao rộng, vững chắc, có cây hai bên đường. Hàng hóa quý giá, dân cư sung túc. Lúc Huyền Trang đến nhằm thời vua Giới Nhật (Harsha). Vua là bậc anh hùng, lại mộ đạo, trị vì trên bốn mươi năm (606-647) nên trong nước phát triển, dân chúng an lạc. Vua chuộng bậc hiền tài đức hạnh, năm năm vua mở đại hội vô giá.
Ngài Huyn Trang  lđây ba tháng nghiên cu kinh đin, nhưng nhm lúc vua đi vng nên không gp. 
Kanyākubja nay là Kanauj (Kannauj, Kanyakubja, Kanogiza) 27°04′Bắc 79°55′Đông, nằm phía Tây dòng Kali, cách sông Hằng 6 dặm ở vùng Farrakhabad, Uttar Pradesh. Kannauj là một trung tâm quan trọng dưới vương triều Gupta. Đỉnh cao của huy hoàng vào thế kỷ thứ 7 dưới triều vua Harsha (vua Giới Nhật), đó là thủ đô và là trung tâm văn hóa.
Kanauj
②→ Đông nam 600 dặm qua sông Ganga (sông Hằng) đến xứ Ayodhyā (A-du-đà阿踰陀) ở hướng Nam. Nơi đây khí hậu ôn hòa, có hơn một trăm ngôi chùa, tăng chúng ba ngàn người, theo cả Đại thừa và Tiểu thừa. Cách đây hai trăm năm, Bồ Tát Thế Thân soạn luận nghị giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Ngài Thế Thân cùng với các vị Quốc vương các nơi cùng Sa-môn, Bà-la-môn mẫn tuệ nghị luận, thuyết pháp tại đây, Ngài hiển phát rực rỡ giáo lý Đại thừa.

V hướng Tây bc, cách thành chng năm sáu dm có mt cnh chùa trong vườn xoài, là nơi B Tát Vô Trước, Thế Thân chng đạo và dđệ t. Cũng chính nơđây trướđó, ngài Vô Trướđã cm hóa em mình là Thế Thân hiu biết s thâáo cĐại tha. T đó hai anh em truyn bá giáo lý Đại tha trong khp x.
Ayodhya (A-du-đà阿踰陀) nay là Fatehpur (Pháp-đề-phổ法提浦) cách Aphui (A-phục-y阿伏伊) khoảng 50 dặm.
Fatehpur 27°04′Bắc 77°24′Đông, cao độ 708m.
Sau khi chiêm bái các thánh địa ở Ayodhya, xuôi dòng sông Hằng cùng với hơn 80 người định đi đến Ayamukha (A-da-mục-khư阿耶穆佉). Đi khoảng 100 dặm thì bị cướp. Bọn cướp thờ nữ thần nên chọn ngài Huyền Trang làm vật hy sinh tế thần. Sự bình tâm của Ngài khiến bọn cướp hồi tâm.
Sau khi thoát nạn, từ hướng Đông đi về sông Hằng 300 dặm.

 Qua sông Hằng về phía Bắc vào xứ Ayamukha [O-ye-mu­khi](Thiết Khẩu).
Đô thành tiếp giáp với sông Hằng, nhân tình thuần hậu, phong tục chất phác, khí hậu thực phẩm giống miền Ayodhya. Phía Đông nam của thành không xa gặp sông Hằng. Nơi đây có năm ngôi chùa với hàng ngàn tín đồ. Vua A Dục dựng một bảo tháp, cao hơn 200 thước. Có bảo tháp bằng đá thờ tóc và móng tay của Như Lai.
Thời Đức Phật, Phật có đến đây ba tháng. 
Ayamukha (Hayamukha, A-da-mục-khư阿耶穆佉), một vương quốc cổ tại Trung Ấn, cách Tây bắc Allahabad 104 dặm. Nay ở vị trí khoảng Rae Bareli và Bela (Pratapgarh).
Trên bờ trái sông Sai có một “Kot” đã đổ nát tượng trưng cho tháp Phật. Những tàn tích còn lại của thành phố Bihar được người ta cho rằng có lẽ nằm trên một tu viện cổ Phật giáo, cho nên có tên BiharBihar có nghĩa là Vihar, nghĩa là uy nghi (hay tinh xá). Cái tên tự nó đã có tính chất Phật giáo.

④→ Đông nam 700 dặm qua sông Hằng về phía Bắc sông Jumna, đến Prayāga (Bát-la-da-già缽邏耶伽), vị trí ở phía Tây nước Ba-la-nại 波羅奈. Là nơi nhánh sông Jumna hợp dòng với sông Gange (sông Hằng). Ngày trước nơi đây là một kinh đô cổ, đến thế kỷ thứ năm tuy dòng vua Gupta (Cấp-đa笈多) không còn nhưng thành này vẫn đông đảo. Nơi đây ghi lại nhiều chuyện tích Phật giáo. Khi Huyền Trang đến còn hai ngôi chùa tu theo Tiểu Thừa.
Có chuyện tích Tôn giả Kāṇa-deva (Ca-na Đề-bà迦那提婆, Thánh Thiên聖天) sống khoảng thế kỉ thứ III, Tôn giả tạo Quảng Bách Luận廣百論
Quảng Bách Luận do Thánh Thiên soạn, sau này Huyền Trang dịch Hán, xếp vào Đại Chính tạng大正藏 tập 30. Luận gồm 20 bài kệ ngũ ngôn. Nội dung chia làm 8 phẩm chủ yếu phá trừ vọng chấp.
Tôn giả là đệ tử của Bồ Tát Long Thọ, là tổ Thiền tông thứ mười lăm. Tôn giả có để lại bài kệ:
Chư pháp bổn không 諸法本空,
Vô ngã ngã sở 無我我所;
Vô hữu năng hại 無有能害,
Diệc vô thọ giả 亦無受者.

Prayāga nay là Allahabad (An-lạp-aba-đức安拉阿巴德), Uttar Pradesh.
Allahabad (AIlāhābād) vị trí 25°45’Bắc 81°85’ Đông, cao độ 98m, thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Allahabad
Allahabad là thành phố lớn nhất của bang Uttar Pradesh, nó được so sánh như một bán đảo có ba mặt bao quanh bởi sông Hằng và sông Yamuna, chỉ còn một mặt tiếp giáp với đất liền.

⑤→ Ngài đi qua hướng Tây nam 500 dặm vào khu rừng rậm nhiều voi và thú dữ, tới Kosambi (Kiều-thưởng-di憍賞彌).
Xứ này đất đai màu mỡ, trù phú. Cấy lúa trồng mía. Khí hậu nóng, phong tục tập quán thuần hòa, người dân thích làm phước thiện. Có hơn mười ngôi chùa, phần lớn đã hoang phế. Tăng sĩ tu theo Tiểu thừa.
Có giếng nước và phòng tắm của Như Lai cũng đã hư hoại hết. Phía Đông nam thành có tinh xá Lâm Viên của trưởng giả Ghosita (Cù­sử-la瞿史羅) trong có một bảo tháp do vua A Dục xây, nơi đây Đức Phật đã thuyết pháp nhiều năm. Già lam phía Nam thành là nơi ngài Thế Thân tạo Duy Thức Luận唯識論. Phía Đông tự viện có một vườn xoài có nền nhà nơi ngài Vô Trước tạo Hiển Dương Luận顯揚論. Khi Huyền Trang tới cũng đã điêu tàn lắm rồi.
Phía Tây nam của thành khoảng tám chín dặm có hang đá Độc Long, phía Đông Bắc của hang là rừng rậm, xa hơn 700 dặm là sông Hằng. Phía Bắc đến thành Ca-xa-bố-la迦奢布羅, có một ngôi già lam hiện nay không còn dấu vết, nhưng có tích chuyện nơi đây ngày xưa vua xứ này tin theo ngoại đạo, mở cuộc biện luận, nếu ngoại đạo thắng thì hủy bỏ Phật pháp. Lúc đó có ngài Hộ Pháp là bậc biện tài vô ngại nổi danh, nên tăng chúng cung thỉnh Ngài đến. Ngài chiết phục được ngoại đạo và thuyết pháp, ngoại đạo tâm ý tỏ ngộ chân lý, nhà vua tôn sùng chánh pháp.

Bên cạnh là tháp vua A Dục xây, giờ đã nghiêng đổ, là nơi thời Đức Phật, Ngài đã từng thuyết pháp sáu tháng. Đức Phật đã an cư năm 519 trước công nguyên, tại rừng Pārileyya gần Kosambi (Kiều-thưởng­di憍賞彌), nơi có nhiều đàn voi hoang dã để tránh sự tranh chấp tại Kosambi. Về sau đức Phật không an cư tại đây nữa. 
Kosambi (Kiều-thưởng-di憍賞彌, Kosambī, Kauśāmbī) là một trong những thành phố lớn nhất thời Đức Phật (500 BC). Kosambi được xác định với hai làng Kosam trên dòng Jamuna cách Allahabad khoảng 63km. Kosambi nằm ở vị trí 25.338984°Bắc 81.392899°Đông.
Kosambi là thủ đô của vương quốc Vatsas (Vamsas) thời cổ Ấn Độ, và là thành phố phồn vinh, nơi rất nhiều thương gia lui tới. Nó là điểm dừng quan trọng cho các đoàn lữ hành từ Tây bắc và miền Nam.
Trong thời Đức Phật, Kosambi thuộc vua Parantapa và sau đó thuộc con ông Udena. Chúng ta có thể biết khi nghe ngài A-nan thuật lại trong những bộ kinh sau khi Phật nhập Niết-bàn.

▲ Kinh Sandaka (Sandaka Suttam) tại hang Pilakha tôn giả A-nan thuyết cho du sĩ Sandaka.
▲ Kinh Tùy Phiền Não (Upakkilesa Suttam) tại tinh xá Ghosita (Cù-sư-la).

►Hộ Pháp護法 (Dharmapāla) là một trong mười vị Đại luận sư về Duy Thức, sống vào khoảng thế kỷ thứ VI. Ngài tinh thông Đại thừa và Tiểu thừa, giáo hóa rộng rãi tại chùa Na-lan-đà nước Ma-kiệt-đà, đệ tử rất nhiều. Năm 29 tuổi Ngài ẩn cư tại chùa Đại Bồ Đề (Mahābodhi) chuyên trước tác, 32 tuổi thị tịch. Các tác phẩm của Ngài gồm có: Đại Thừa Quảng Bá Luận Thích Luận大乘廣百論釋論, Thành Duy Thức Thật Sanh Luận成唯識寶生論, Quán Sở Duyên Luận觀所緣論... 

⑥→ Đông 500 dặm đến xứ Viśoka (Bệ-sách-ca鞞索伽). Nơi đây khí hậu ôn hòa mát mẻ, phong tục thuần hậu chất phác. Có hai mươi ngôi chùa, hơn ba ngàn tăng chúng, đều học Tiểu thừa Chánh Lượng Bộ正量部.
Phía Nam thành có một ngôi chùa lớn. Được nghe kể rằng, sau khi Phật diệt độ một trăm năm, nơi đây có Đề-bà-thiết-ma提婆設摩 tạo bộ Thức Thân Luận識身論 nói về Vô ngã nhân無我人. Lại có Cù­ba-a瞿波阿 viết Thánh Giáo Yếu Thật Luận聖教要實論 nói về Hữu ngã nhân有我人. Nhân đây có tranh luận. Nơi đây lại là nơi Bồ Tát Hộ Pháp護法trong bảy ngày chiết phục một trăm Luận sư Tiểu thừa.
Nước này nhiều thánh tích. 
►Đề-bà-thiết-ma提婆設摩 (Devaśarman dịch ý là Thiên Tịch天寂) là một trong những vị Luận sư thuyết Nhất thiết Hữu bộ.
► Cù-ba-a瞿波阿 (Gopa) viết Thánh Giáo Yếu Thật Luận聖教要實論 nói về Hữu ngã nhân有我人. Ngày nay không còn lưu truyền.
► Viśoka (Bệ-sách-ca鞞索伽) nay thuộc Ayodhya. Ayodhya vị trí 26.800Bắc 82.200Đông, cao độ 93m, là một thành phố cổ của Ấn Độ, thuộc Faizabad bang Uttar Pradesh. Trong thời Đức Phật nơi đây gọi là Ayojjhā. Nó nằm bên phải dòng sông Sarayu, cách Tân Đề-li 555 km về phía Đông. 


Ayodhya là thành phố cổ nhất và nguy nga nhất của Ấn Độ. Diện tích 250km2, là thủ đô của vương quốc Kosala (Kaushal).
Ngài Pháp Hiển gọi đây là Sa-kì沙祗 (Pinyin: Shāzhī).
► Faizabad 26047’Bắc 8209’Đông là một thành phố bên dòng sông Ghaghra, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Thành phố này cùng tổ chức với thành phố Ayodhya. Faizabad và Ayodhya có nhiều địa điểm di tích.

Truy cập