Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

II- 1. HÀNH TRÌNH (Post ngày 26-4-2012)


1- Từ Trường An đến Ngọc Môn Quan

a/ Trường An - Tần Châu - Lạn Châu - Lương Châu (post ngày25 April 2012) [Cam Châu (Trương Dịch) – Túc Châu (Tửu Tuyền)]

2- TỪ HA MẬT ĐẾN VƯỢT DÃY THIÊN SƠN 


1- Y Ngô / 2- Cao Xương (Thổ-lỗ-phồn)

Lời ngỏ

Đây là tác phẩm biên soạn về đường "nhập trúc cầu pháp" của Pháp sư Huyền Trang, con đường dài hơn năm ngàn dặm, nên tập sách dày khoảng 200.

Chúng tôi sẽ đăng tải tác phẩm "Dõi Bước Huyền Trang" trong nhiều ngày, mời các bạn theo dõi .

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

PHẦN I- TIỀU SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN DU HÀNH



Cuối nhà Tùy, Trung nguyên loạn lạc, Tùy Cung Đế vừa lên ngôi niên hiệu Nghĩa Ninh năm đầu thì Lý Uyên đã bình định mọi miền, tiến vào Tràng An, lập nên nhà Đường (618-907), niên hiệu Vũ Đức nguyên niên (618).
Lý Thế Dân lên ngôi tức Đường Thái Tông, niên hiệu Trinh Quán (627) thì Phật giáo cũng bước sang chuyển biến mới. Nhiều tông phái phát triển mạnh, các danh Tăng từ Tây Vực không còn sang truyền đạo nhiều như những triều đại trước. Những kinh điển đã phiên dịch trong mấy trăm năm qua đã làm nền tảng cho nhiều tông phái thành lập và phát triển. Có nhiều Cao tăng Thạc đức xuất hiện, những nhà dịch kinh danh tiếng thời bấy giờ phần lớn là người Trung Quốc.
Trung Quốc đã trải qua những năm tháng xây dựng nền móng cho kinh điển chuyển ngữ từ Phạn sang Hán. Với hai biến cố Pháp nạn Bắc Ngụy và Bắc Chu, kinh điển thất lạc nhiều. Tuy có nhiều tác phẩm giá trị nhưng trong đó còn những điểm chưa rõ ràng, nhiều mâu thuẫn và sai sót. Nên các Cao tăng vẫn có ý định nhập Trúc cầu pháp, đến tận nguồn Ấn Độ nghiên cứu kinh điển.
Nhiều vị tăng cùng ngài Huyền Trang dâng biểu xin đi Ấn Độ, nhưng nhà Đường còn đang trong thời kỳ vương quyền chưa vững, nên không chấp nhận.
Mọi người đều nản lòng lui về, chỉ riêng ngài Huyền Trang cương quyết giữ ý định của mình, nên còn ở lại Tràng An, trong khi chờ đợi Ngài học thêm tiếng Tây Vực và Ấn Độ.
Nhân khi quanh vùng Tràng An gặp thiên tai, người dân được phép đi nơi khác làm ăn, Ngài theo đoàn di dân đó về phương Tây, mở đầu cuộc du hành vạn dặm.

I- TIỂU SỬ VÀ NGUYÊN NHÂN DU HÀNH

Pháp sư tên Huyền Trang, họ Trần, người đất Trần Lưu. Vốn là hậu duệ của Trần Thực, Trần Thực hiệu Trọng Cung làm trưởng Thái Khâu thời nhà Hán. Tằng tổ là Trần Khâm làm Thái phó đất Thượng Đảng thời Hậu Ngụy. Tổ phụ là Trần Khang làm quan nhà Tề nhận chức Quốc tử Bác sĩ, hưởng bổng lộc đất Chu Nam. Con cháu lập nghiệp nơi này, là người đất Câu Thị.

Thân phụ là Trần Tuệ, người tài năng tiết tháo thanh nhã, sớm thông kinh thuật. Người cao tám thước, mi dài mắt sáng, dáng dấp như nhà nho áo rộng đai lớn. Tánh điềm đạm giản dị, không cầu vinh hiển. Hơn nữa lúc đó triều chính nhà Tùy suy vi, bèn ở ẩn, để tâm vào sách vở.

Pháp sư Huyền Trang (玄奘 Xuán Zàng, Hsuan Tsang) sinh năm 603 nhằm đời nhà Tùy . Tên tục Trần Huy (hoặc Trần Y陳褘) sinh tại Lạc Châu洛州, huyện Câu Thị緱氏縣, tỉnh Hà Nam.
Theo các truyện ký thì từ nhỏ Ngài nổi danh thông minh đĩnh ngộ, Ngài là con út trong bốn anh em, sớm được thân phụ chỉ dạy những nghi thức Nho giáo. Từ nhỏ đã mến cổ chuộng hiền, sách vở không thanh nhã chánh đáng thì không xem, không theo những tập tục mà thánh hiền không tập. Ngài không giao du với bọn trẻ cùng tuổi và dạo chơi phố thị. Chuông trống rầm rĩ tại các ngã tư hay trăm vở kịch múa hát trên đường lộ, nam nữ tụ tập đông đảo, ngài cũng không bước chân ra xem. Dù còn nhỏ ngài đã biết rèn luyện những biểu lộ ôn hoà, trong sáng chơn chất và cẩn trọng. Người anh thứ hai là Trần Tiệp làm Hòa thượng ở chùa Tịnh Độ, Lạc Dương. Ngài đến thăm anh và nghe giảng kinh điển.
Năm lên 13 tuổi Ngài đã xuất gia. Học kinh Niết Bàn, quên ăn bỏ ngủ. Học Nhiếp Đại Thừa luận, đọc lần đầu hiểu sâu ý chỉ, qua lần hai là thuộc không sót một chữ.

Đất Lạc Dương loạn lạc, Ngài cùng với anh về Tràng An, nhưng nơi này không có pháp tịch nên lại cùng anh đi về đất Thục.
Ngài đi qua hang Tý Ngọ vào đất Hán Xuyên. Ở lại một tháng theo học các vị pháp sư.
Hang Tý Ngọ
Hang Tý Ngọ子午谷 tại phía nam huyện Trường An- Thiểm Tây, ngay cốc khẩu có trấn Tý Ngọ. Chính nam Trường An là núi Tần Lĩnh, có hang Tý Ngọ dài 600 dặm. Đây là đường cũ của Hán Ngụy, nay tại huyện Dương.
Tý Ngọ đạo子午道 còn gọi là Tý Ngọ cốc 子午谷, Cao Viễn lộ 高速路. Bắc khẩu tại Trường An gọi là Tý khẩu子口, Nam khẩu gọi là Ngọ khẩu午口.
Từ Trường An xuất phát vượt qua Tần Lĩnh秦岭, qua Trữ Thiểm宁陝, Thạch Tuyền石泉, Tây Hương西鄉 đến Dương huyện洋县 dài 420km. Sạn đạo xưa còn gọi là “Lệ Chi đạo”荔枝道, có nguyên do từ tích: Phù Lăng涪陵 Tứ Xuyên có một vườn Lệ Chi, từ Thiểm Tây, Tây Hương ruổi ngựa nhanh qua hang Tý Ngọ đến Trường An không quá ba ngày. Khi đem đến, trái vải vẫn còn tươi.
Hán Xuyên漢川, nhà Tùy đổi Hán Trung thành Hán Xuyên, nay là Nam Trịnh南鄭 tại Thiểm Tây. 
Sau đó, Huyền Trang theo anh đến Thành Đô - Tứ Xuyên, học với các danh sư. Ngài học Nhiếp Luận Tỳ Đàm. Trong vài năm là học thông các bộ kinh.
Năm 20 tuổi thọ giới cụ túc tại Thành Đô, học luật nghi. Kinh sách tại Ích Châu, Ngài đều xem qua, chỗ học kinh luận đã cùng, muốn vào kinh thành để hỏi những chỗ còn nghi ngại.
Ngài dong thuyền đi trên Tam Hiệp 三峽 đến Kinh Châu 荊州.
Cù Đường hiệp
Những đoạn sông nằm giữa hai vách núi dựng đứng gọi là “hiệp”. Trên Trường Giang có hiệp nổi tiếng, nên gọi là Tam Hiệp, là Cù Đường Hiệp瞿塘峽 chỉ dài 8km, có nơi sông chỉ rộng 100m, hai vách núi đá cao từ 500m đến 700m, hiệp này đẹp nhất. Sau Cù Đường, sông Dương Tử vào địa phận núi Vu Sơn巫山, núi quanh năm mây mù, Vu Hiệp巫峽 dài 46km, gió cực mạnh như một bễ lò! Sau đó tới Tây Lăng Hiệp西陵峽 dài 80km, dài nhất và nguy hiểm nhất, nhiều đá ngầm và nước xoáy. Kết thúc “hiệp” tại Nghi Xương宜昌.

Cù Đường hiệp

Vu hiệp

Tây Lăng Hiệp
Tại Kinh Châu, ngài giảng Nhiếp Luận Tỳ Đàm.
Sau đó đi Tương Châu相州 để hỏi những nghi vấn.
Đến Triệu Châu趙州 học Thành Thật Luận成實論.
Ngài trở lại Trường An. Ngài học kinh sách Đại thừa với nhiều vị giảng sư, thấy những chỗ giảng giải mâu thuẫn nhau, tham hỏi khắp nơi không quyết nghi được. Đây là lý do khiến Ngài lên đường đi Ấn Độ để tự mình tìm hiểu. Ngài giữ vững chí nguyện của mình, trong khi chưa được chấp nhận đi Ấn Độ, Ngài rèn luyện sự kiên gan bền chí và sức chịu đựng, chuẩn bị cho chuyến Tây du đầy gian nguy hiểm trở.
Đường Thái Tông, niên hiệu Trinh Quán năm thứ ba (629), Ngài bắt đầu chuyến viễn hành.

(xem tiếp phần II-1a Hành trình khởi đầu từ Trang An)



Truy cập