Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

II-4-4-a ĐĐTVK quyển 10


ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ - QUYỂN 10 


(大唐西域記卷第十) 

[Đi qua 17 nước]

Để tiện theo dõi, bản đồ vẽ từng miền Trung Ấn, Nam Ấn, Tây Ấn.


TRUNG ẤN ĐỘ (Gồm 4 nước)

1- Hiranyaparvata (Munger, Mông-cát-nhĩ ) → 2- Bhagalpur (Champa, Chiêm-bà) → 3- Kajangala (Yết-châu-ôn-chỉ-la) → 4- Punnavaddhana (Bôn-na-phạt-đạn-na)





Rời Nalanda, trên đường đi, Huyền Trang đến chùa Kapota (Đông chùa có tháp do vua A Dục xây dựng. Phía Nam chùa vài dặm có ngọn Cô Sơn, núi cao lớn hiểm trở, cây cối rậm rạp, trên đó nhiều tinh xá. Có một ngôi tinh xá có tượng Quán Tự Tại thần thái uy nghiêm.
① → Đi về hướng Đông qua rừng núi rộng khoảng 200 dặm đến nước Hiranya-Parvata (Y-lạn-noa-bát-phạt-đa伊爛拏缽伐多). Đô thành ở phía Nam sông Gange. Khí hậu ôn hòa, người dân chơn chất, thuần hậu. Có mười ngôi chùa tăng đồ bốn ngàn người, tu theo Nhất thiết Hữu bộ, nơi đây có hai vị Đại đức là Như Lai Mật如來密 và Sư Tử Nhẫn師 子忍 tinh thông Tát Bà Đa bộ薩婆多部... 

Huyền Trang dừng lại đây một năm, tìm đọc thêm Tì Bà Sa Luận毘 婆沙論, Thuận Chánh Lí Luận順正理 v.v... 

Hiranya-Parvata (Hiraṇyaparvata, Y-lạn-noa-bát-phạt-đa伊爛拏缽伐多I-lan- na-po-fa-ta) nay là Munger (Mongir, Mông-cát-nhĩ蒙吉尓) bên bờ Nam sông Hằng.Munger vĩ độ từ 24°20’ đến 25°30’Bắc và kinh độ từ 85°37’ đến 87°30’Đông. 
Bên cạnh sông Hằng là núi Hiranya (Y-lan-nõa), sương khói bao phủ ngày đêm. Ngày trước Đức Phật từng trú ngụ nơi đây. Chuyện tích Đức Phật độ một người trưởng giả biết đàn, Ngài thí dụ: Nếu dây căng quá thì chẳng hợp âm, chùng quá nghe chẳng hòa nhã. Khi tu cũng vậy, không căng quá cũng không chùng quá, ông trưởng giả nghe Phật chỉ dạy, theo lời mà làm chẳng bao lâu chứng quả. 

② → Mùa xuân năm 637, từ nước Hiranya-Parvata đi qua một khu rừng rộng nhiều voi lớn, rồi vào bình nguyên, đi men theo bờ Nam sông Hằng đi về phía Đông 300 dặm đến nước Champa (Chiêm-ba瞻波 Chen-po), nước này rất nhiều voi, nên hai nước Y-lạn-noa-bát-phạt-đa và Chiêm-ba có rất nhiều voi trận. Trong rừng lại có nhiều thú dữ nên ít ai dám đi qua khu rừng này. 


Champa nay là Bhagalpur (Phạ-cách-nhĩ-phổ-nhĩ帕格尓普 尓). Bhagalpur là một thành phố có tầm quan trọng trong lịch sử, vị trí 25°09′Bắc 87°01′Đông, nằm trên bờ Nam của sông Ganga. Cách phía Đông thủ phủ Patna 220km, và 410km về phía Tây bắc của Calcutta (Gia-nhĩ-các-đáp加尓各答). Bhagalpur nổi tiếng trên thế giới về sản phẩm tơ lụa.
Vikramshila trong vùng Bhagalpur
Bhagalpur được mô tả như vương quốc Anga trong những thiên sử thi Ấn Độ Ramayana và Mahabharata.
Bhagalpur vào thế kỷ thứ VII là một bang độc lập với thủ đô là Champa (Chiêm-bà). Di tích của trường Đại học cổ Vikramshila cách phía Đông của Bhagalpur 44km, là trung tâm truyền bá Phật giáo vào những năm 783-820 dưới triều vua Dharampal.

Sự khai quật tại Vikramshila trong vùng Bhagalpur đã phát hiện ra một tự viện lớn với một tháp bằng gạch. Những trụ chạm trỗ, những tháp, hình ảnh Phật giáo, Ấn giáo… được phục hồi từ địa điểm cổ này. 
③ → Dọc bờ Nam sông Hằng đi về phía Đông 400 dặm vào xứ Kajangala (Kajangalā, Yết-châu-ôn-chỉ-la羯朱嗢祇羅Kie-ching-kie- lo). Tìm lễ các thánh tích, có sáu bảy ngôi chùa, tăng đồ hơn ba trăm người.

Kajangalā (Kacangalā) là vùng Rājmahal (Kānkjol) là một thành phố nhỏ tạo thành một vành đai phía Đông của Majjhimadesa, trước đó gọi là Mahāsālā.

Theo kinh Milindapañha đây là sanh quán của Na-tiên Tỳ kheo (Nāgasena). Kajangalā Trong thời Đức Phật, đây là nơi chốn phồn vinh.

④ → Đi tiếp 600 dặm đến xứ Punna-Vaddhana (Bôn-na-phạt- đạn-na奔那伐彈那Pun-na-fa-tan-na) nam Ấn. Có hai mươi ngôi chùa, Tăng chúng ba ngàn người, gồm học Đại thừa và Tiểu thừa, các danh tăng Ấn Độ phần nhiều ở tại nơi đây.
Bản đồ BENGAL cổ xưa
Miền Punna-Vaddhana (Pundra-Vardhana) phía Nam giáp Padma, Tây giáp sông Ganges, Đông giáp sông Jamuna. Hiện nay bao gồm các vùng Rajshahi, Bogra, Pabna ở Bangladesh, Dinajpur (thuộc India và Bangladesh) và vùng cổ Varenda. Theo bản khắc đồng để lại của Damodarpur, vùng Pundravardhana thời Budhagupta (476-494 AD) ranh vực đến Himalayas.

Theo mô tả của Huyền Trang, người đến đây vào thế kỷ thứ VII, từ Kajangala, gần Rajmahal băng qua sông Hằng (Ganges) đến Pundravardhana rồi đi tiếp về phía Đông đến Kamarupa. Có một con đường từ Kajangala đến Kamarupa đi ngang Pundravardhana.

Nhưng rồi Pundravardhana cũng chìm vào quên lãng trong thời Trung Cổ, khi vùng đất này dưới sự quản lý của Mahasthan.
► Bogra là một thành phố nhỏ ở phía Bắc Bangladesh, vị trí 24°51′Bắc, 89°22′Đông. Bogra là một hạt trong khu vực Rajshahi. Nó rất gần thành phố Mahasthangar, một thành phố thủ đô có sớm nhất của Bangladesh. Nơi đây được coi như là một nơi linh thiêng của đạo Phật, đạo Muslims và Hindus.

Bogra
Lịch sử cho thấy nó là thành phố xưa nhất của Bengal, thời vương triều vua Asoka (A Dục), ông thành lập đô thị này đặt tên là Pundra Bardhan.

ĐÔNG ẤN ĐỘ (Gồm 6 nước) 

1- Kamarupa (Ca-ma-lu-ba) → 2- Dhaka (Yết-la-noa...) → 3- Samatata (Tam-ma-đãn-tra) → 4- Tamluk (Đàm-ma-lật-để) → 5- Udra (Ô-đồ) → 6- Konyadha (Cung-ngự-đà) 




① → Lại đi tiếp về phía Đông vào xứ Kamarupa (Ca-ma-lu-ba迦摩縷波Kia-mo-lu-po), đây là miền xa nhất về phía Đông Ấn Độ.

Rừng có nhiều danh mộc, đất đai màu mỡ, nhiều trái cây. Sông ngòi ao hồ nhiều. Khí hậu ôn hòa. Người nơi đây da ngăm đen. Ngôn ngữ gần giống như vùng Trung Ấn Độ. Nhưng ít tin Phật pháp nên không có ngôi chùa nào cả. Xứ này ham học hỏi, nên dân chúng tôn trọng người có học, những người học cao biết rộng đến đây rất đông. Tuy không kính tín Phật Pháp nhưng họ quý trọng sa-môn. Nghe tin có vị sa môn từ chùa Na-lan-đà nước Ma-kiệt-đà đến, là người từ phương xa đến nhưng học rộng, Phật pháp thâm hậu. Vua Câu-ma-la tán thán: Lành thay! Vì ham học Phật pháp mà ngài khổ thân, vượt qua bao nguy hiểm từ xa đến nước này học hỏi. Ở các nước Ấn Độ đều ca tụng Ngài đến đây đem niềm vui cho bao người. 
Kamarupa (Kāmarūpa, Kamrup) là tên cổ của một vương quốc bao gồm thung lũng sông Brahmaputra và những vùng kế cận, nay là thành phố Guwahati trong bang Assam, Ấn Độ. 
Guwahati 26°10′Bắc 91°46′Đông là một thành phố chủ yếu ở phía Đông Ấn, được coi như cửa ngõ của vùng Đông Bắc (NER). Thành phố nằm trên bờ Nam của sông Brahmaputra, lòng sông rộng từ 6km đến 8km. Guwahati cũng là một trong những thành phố đẹp nhất ở miền Nam Á với phong cảnh hùng vĩ của Brahmaputra, những hòn đảo giữa sông ngòi, một màu xanh của rừng nhiệt đới, những hồ nước ngọt thiên nhiên, những ngọn đồi với rừng rậm và dân cư vui tươi sinh động. 
Guwahati 
Đầu tiên Kamarupa được gọi là Pragjyotisha. Vương quốc này gần với bang Assam của Ấn, và thuộc bang Meghalaya. 
Assam
Theo sự mô tả của Huyền Trang, phía Tây biên giới giáp với sông Karatoya. Nay là vùng Kamrup (Kamarupa), thuộc Assam, khu vực này bây giờ chỉ là một phần nhỏ phía Tây Assam vị trí 26°20′ 0″Bắc 91°15′ 0″Đông. 
Huyền thoại và lịch sử của Guwahati kể chuyện trong nhiều ngàn năm, mặc dù ngày thành lập của thành phố không được biết chính xác. Những gì biết được chỉ nhờ những thiên hùng ca, sử thi Ấn Độ. Từ đó biết rằng thành phố là một trong những thành phổ cổ của Ấn Độ.

Từ Ca-ma-lu-ba đến tỉnh Vân Nam, Trung Quốc không xa lắm, nên là nơi đầu tiên thương gia qua lại với Trung Quốc.
② → Đông Nam 900 dặm đến nước Yết-la-noa-tô-phạt-lạt-na羯 羅拏蘇伐剌那Kie-lo-na-su-fa-la-na.

Có hai mươi ngôi chùa, tăng chúng ba ngàn người, học theo Đại thừa và Tiểu thừa. Các bậc danh tăng miền Đông Ấn phần lớn trú ngụ nơi đây.


Bangladesh 
Yết-la-noa-tô-phạt-lạt-na Nay thuộc Dhaka (Đạt-ca達卡), hướng đông nam trung bộ Bangladesh [Mãnh-gia-lạp猛加拉] .
Dhaka (Dacca, Ḍhākā) 23°42′0″Bắc, 90°22′30″Đông, là thành phố chính của hạt Dhaka và là thủ đô của Bangladesh. Tọa lạc bên bờ sông Buriganga, thuộc một trong những thành phố đông dân nhất trên thế giới (11 triệu người).

Vào thế kỷ thứ VII, nơi đây thuộc vương triều của Phật Giáo Kamarupa và Pala cho đến thế kỷ thứ IX mới có sự thay đổi đưa đến sự suy tàn của Phật giáo tại đây.

 
Bangladesh
Khoảng 8km về phía Tây của phố Comilla là một rặng đồi thấp Mainamati-Lalmai, trung tâm Phật giáo, trên sườn đồi rải rác những vật quý về một nền văn minh Phật giáo có từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XII


③ → (Từ Kamarupa) đi về phía Nam hơn 1.230 dặm đến nước Samatata (Samataṭa, Tam-ma-đát-trá三摩呾吒San-mo-ta-cha), thuộc Đông Ấn. Nằm gần bờ biển, đất đai ẩm thấp. Có ba mươi ngôi già lam, khoảng hai ngàn tăng đồ theo Thượng Tọa Bộ. Cách nơi này không xa có một tượng Phật ngọc xanh.
Samatata là một lãnh thổ cổ xưa thuộc Đông nam Bengal. Ngài Huyền Trang khi đến đây mô tả rằng từ Kamarupa (phía Tây Assam) đi 1.200 dặm hoặc

1300 dặm đến Samatata. Nước này chu vi khoảng 800km vuông, nằm bên bờ biển, thấp và ẩm ướt.

Hiện nay Samatata là Comilla (Khố-mễ-lạp库米拉), nằm bên bờ sông Meghna, Bangladesh.

④→ Đi 900 dặm về phía Tây đến Tāmralipti (Đam-ma-lật-để耽 摩栗底). Xứ này gần bờ biển nên đất đai ẩm thấp. Có mười ngôi chùa, tăng đồ hơn ngàn người. Tāmralipti có bờ biển và sông ngòi nên tiện trao đổi hàng hoá, nhiều vật quý báu đưa đến, nên nước này giàu có.

Tāmralipti (Tamluk) vị trí 22.30Bắc 87.920Đông, cao độ 7m, nằm trong địa hạt Purba Medinipur thuộc Tây Bengal, Ấn Độ. Nơi đây ngày xưa gọi là Tamralipta (Tamralipti), thành phố nằm trên bờ sông Rupnarayan gần vịnh Bengal.

Ngài Pháp Hiển khi đến Tamluk (Tamralipti) dừng lại đây hai năm và thăm viếng hai mươi hai ngôi tự viện.

Tamluk cũng là nhân chứng cho những thay đổi của lịch sử Phật giáo. Phía Nam Bengal từ thời vua Asoka đến triều đại Pala, cả vùng Hinayana và Mahayana tu tập theo Phật giáo. Nhưng những hình thức thần bí phát triển tại Bengal trong triều đại Pala, được thực hành tại đây đã làm thay đổi đường hướng và lịch sử Phật giáo.
⑤→ Đi về phía Tây nam đến Udra (Ô-đồ烏茶). Chùa hơn trăm, tăng đồ hơn vạn người. Học Đại thừa và Tiểu thừa. Tháp hơn mười ngôi, đều do vua A Dục kiến tạo. Khí hậu ôn hòa, phong tục thuần hậu, ngôn ngữ nhẹ nhàng, khác hẳn miền Trung Ấn. Phía Tây nam là núi Khandagiri (Khang-đạc康度), Tây bắc là núi Udayagiri (Ưu-đà-da優陀耶), phía Đông nam giáp bờ biển, có thành Chiết-lợi-đát-la折利呾羅Che-li- ta-lo-ching (Charitrapura), chu vi hai mươi dặm, nơi các thương nhân từ phương xa đến bằng đường biển, thành kiên cố, nhiều trân bảo kỳ đặc. Ngoài thành có năm ngôi chùa, vườn chùa rộng rãi, đền đài nguy nga, tượng Phật tráng lệ.
Kalinga năm 265 trước Tây lịch
bang Orissa ngày nay
Udra (Odra, Oda) nay là miền Bắc bang Orissa (Áo-lập-sa奧立沙), thủ đô Bhubaneswar.

Những dãy đồi phía Tây Bắc và Tây Nam có nhiều hang động Phật giáo.

RATNAGIRI:- Ratnagiri in the Birupa river valley in the district of Jajpur, is another famous Buddhist centre. The small hill near the village of the same name has rich Buddhist antiquities. A large-scale excavation has unearthed two large monasteries, a big stupa, Buddhist shrines, sculptures, and a large number of votive stupas. This excavation revealed the establishment of this Buddhist centre at least from the time of the Gupta king Narasimha Gupta Baladitya (first half of the sixth century A.D.). Buddhism had developed at this place - unhindered upto the 12th century A.D.
Distance:- 85 kms from Bhubaneswar by road.
Động Khandagiri 

Thành Chiết-lợi-đát-la折利呾羅Che-li-ta-lo-ching (Charitrapura) nay có thể là Puri gần đền thờ Jagannath.

Oriya (Odia) là tên hiện nay của bộ lạc Odra (Udra) sinh sống nơi bang Orissa. Orissa cũng là quê hương của bộ lạc Kalinga và Utkal, với những ảnh hưởng đặc biệt lên lịch sử vùng này. Tên Kalingas thấy xuất hiện sớm nhất trong những bản văn Vedic.
Orissa
Kalinga là một đế quốc cổ (265BC) vùng trung tâm Đông Ấn Độ. Lãnh thổ của nó bao gồm gần hết bang Orissa ngày nay, phía Bắc bang Andhra Pradesh. Là một vùng đất giàu có phì nhiêu trải dài từ sông Subarnarekha đến sông Godavari và từ vịnh Bengal đến rặng Amarkantak ở phía Tây.
Orissa ở vị trí 20.15°Bắc 85.50°Đông, Bắc giáp Jharkhand, Đông bắc giáp Tây Bengal, Đông giáp vịnh Bengal, Nam giáp bang Andhra Pradesh và Tây giáp Chhattisgarh. Orissa là một bang vùng duyên hải (vùng ven biển) với một bờ biển dài là một vựa chất khoáng. Đây lại là một vùng có nhiều dãy núi cao, rừng rậm và thác nước.
Sau khi vua A Dục (Ashoka) chiến thắng được nơi đây (kalinga), hối hận về những việc làm tàn bạo của mình, phát tâm theo Phật giáo. Vua ban bố sắc lệnh như sau: “Thiên Ái Thiện Kiến vương tức vị năm thứ 9, chinh phạt nước Kalinga, sát hại nhiều người... Nay đoái lại những sự sát phạt bắt bớ, những sát hại ở nước Kalinga, Thiên Ái rất lấy làm đau lòng, hối hận”.
Asoka (A Dục) là vua của xứ Mauryan, ra đời khoảng năm 273 TCN. tính khí ông rất hung bạo, đã bức hại nhiều anh em của mình để cướp ngôi vua, sau đó xua quân chiếm lãnh thổ Kalinga phía Đông Ấn. Về sau nhờ gặp được Sa di Nigrodha, ông theo Phật giáo cải hối và làm rất nhiều điều thiện, chống lại bạo lực. Ông là ngưòi có công lớn phát triển Phật giáo, xây dựng hàng chục ngàn chùa chiền, bảo tháp Phật giáo cũng như xây dựng hệ thống đường xá, nhà thương cho đất nước. Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển của Phật giáo ra khỏi địa bàn nước Ấn Độ. Nhiều đoàn truyền giáo đạo Phật đã được cử đến khắp nơi từ Âu sang Á đến tận Hy Lạp, các nước tại Trung Á, tại Trung Đông cũng như Trung Quốc, Miến Điện và Tích Lan.Ông cũng là người ủng hộ việc kết tập kinh điển lần thứ III tại Hoa Thị Thành.
Sông Subarnarekha là sông chính, phát nguyên từ cao nguyên Chota Nagpur bang Jharkhand, Ấn Độ. Sau khi băng qua bang Jharkhand, sông chảy vào phía tây Bengal và đổ vào vịnh Bengal gần Talsari trong vùng Balasore của Orissa. (Subarna tiếng Sanskrit nghĩa là vàng (kim), Rekha có nghĩa là dòng. Đây là dòng sông vàng, người ta tìm thấy vàng trong lòng sông ở một làng nhỏ không xa Ranchi). Dòng sông này có nhiều thác nước khi đổ xuống từ độ cao 320 feet.


⑥→ Tiếp tục theo hướng Tây nam qua khu rừng rậm 1.200 dặm đến xứ Konyadha (Cung-ngự-đà恭御陀Kong-yu-to) thuộc Đông Ấn, nằm cạnh bờ biển, núi cao. Đất đai ẩm thấp, khí hậu ấm. Trong nước có mười thành nhỏ, thành kiên cố. Nước giáp biển nên nhiều vật quý.
Konyadha (Koṅgoda, Cung-ngự-đà恭御陀) nay là A-tư-gia阿斯加 thuộc Cam- giả-mỗ甘賈姆 nằm khoảng vùng hồ Chilka.Konyadha là một nước cổ miền Đông Ấn, vị trí phía Nam Udra. Lúc Huyền Trang đến đây nước thuộc vua Giới Nhật. Đô thành ở khoảng giữa Ganjam (Khảm-ca-mỗ坎迦姆) và Cattack (Ca-đặc-khắc喀特克).
Ganjam 19°30′Bắc 84°30′Đông, nổi tiếng với bờ biển.
Chilka Lake (Chilika Lake, Kì-nhĩ-khắc hồ奇爾 克湖) 19°43′Bắc 85°19′Đông, chiều dài 29km, sâu 132m, là hồ nước lợ miền duyên hải bang Orissa, Ấn Độ. Nó là hồ miền duyên hải rộng nhất Ấn Độ. Bờ phía Bắc của hồ là một phần khu vực Khordha và bờ Tây của hồ là một phần của hạt Ganjam.
Nguồn của hồ từ sông Mahanadi đổ vào. Mùa nước diện tích hồ 1.165km² mùa khô diện tích hồ 906km².
Chilka Lake có một chiều dài lịch sử hơn năm ngàn năm. Nơi đây đã sản sinh ra các triết gia, thi hào với những cảnh thiên nhiên gây ấn tượng với những vùng trời nước mênh mông và một dãy Eastern Ghats làm bối cảnh.


NAM ẤN ĐỘ 



(Gồm 7 nước)

1- Kalinga (Yết-lăng-già) → 2- Nam Kosala (Kiều-tát-la) → 3- Andhra (Án-đạt-la) → 4- Dhanakataka (Đà-na-yết-trách-ca) → 5- Culya (Châu-lợi-da) → 6- Dravida (Đạt-la-tì-đồ) → 7- Madurai (Mạt- la-củ-tra)
① → Về phía Tây nam vào nơi hoang dã, đi 1.400 dặm qua một khu rừng lớn vào xứ Kalinga (Yết-lăng-già羯夌伽Kie-ling-kia) Nam Ấn. Có mười ngôi chùa, năm sáu trăm tăng chúng, học Thượng Tọa Bộ. Rừng rậm chạy dài hàng mấy trăm dặm, khí hậu nóng.

Khi Đức Phật nhập Niết-bàn vua nước này có thỉnh được răng xá lợi. Đô thành là Dantapura (Đàn-đa-bổ-la彈多補羅).

Kalinga nay là Srikakulam (Srikakola, Chikakol, Tư-lí-gia-cổ-lam斯里加古兰) bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.
điêu khắc tại Salihundam
Kalinga-Bangad
Salihundam là một làng thuộc vùng Srikakulam, bang Andhra Pradesh, India. Nơi đây có rất nhiều tháp của Phật giáo và nhiều tu viện. Nhiều tượng điêu khắc ảnh hưởng Tiểu thừa, Đại thừa, và Kim Cang thừa.

② → Từ đây đi về phía Tây bắc chỉ là núi và rừng rậm. Trải qua 1.800 dặm đến xứ Nam Kiều-tát-la南憍薩羅Kiao-sa-lo (nam Kosala) Trung Ấn. Chu vi khoảng 6.000 dặm. Quốc vương dòng Sát-đế-lợi, sùng kính Phật pháp, chuộng học thuật. Phật giáo hưng thịnh khắp nước, có hàng trăm chùa viện, tăng đồ vạn người. Phía nam thành có một tự viện, bên cạnh đó vua A Dục kiến tạo tháp, Bồ Tát Long Thọ trú ngụ nơi chùa này, vua vô cùng quý trọng.

Huyền Trang chiêm bái thánh tích của Bồ Tát Long Thọ và Đề-bà.


Nam Kosala với núi bao quanh, với rừng già dường như vô tận.
Ngài Long Thọ sanh khoảng thế kỷ thứ III tại Nam Ấn, vốn dòng dõi Bà-la-môn, lúc trẻ đã thông thạo kinh điển Bà-la-môn, về sau quy y Phật. Sau khi thọ giới đi về miền Bắc Ấn tu học, xong trở về Nam Ấn. Ngài được vua Kiều-tát-la hộ trì, xây dựng chùa năm tầng. Các tác phẩm của Bồ tát Đại Trí Độ Luận, Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận, Thập Trụ Tì-bà-sa Luận, Bồ Đề Tư Lương Luận. Cuối đời ngài Long Thọ về Đông Ấn núi Cát Tường. Ngài có một đệ tử nổi tiếng là Đề-bà tức là Thánh Thiên. Tác phẩm của Đề-bà gồm có Bách Luận, Quảng Bách luận, Bách Tự luận, xiển dương học thuyết của Long Thọ. Học thuyết Đại thừa truyền bá ảnh hưởng người đương thời và cả đến hàng hậu học.
Nam Kosala hiện nay là vùng Berar (Bối-lạp-nhĩ貝拉爾), với thủ đô là Nagpur (Na- cách-pha-nhĩ那格坡爾), thành phố Chandrapur (Tiễn-đức-lạp-bố-nhĩ 錢德拉布尓) phía Bắc dòng sông Godavari, thuộc bang Maharashtra.
Trong ghi chú của Huyền Trang không nói rõ là thành phố nào trong bốn thành phố lớn hiện nay là Chandra, Nagpur, Amarati và Elichpur.
Chandra có một khoảng cách tương đối chính xác với khoảng cách trong ĐĐTVK. Nên được coi là thủ đô của Kosala vào thế kỷ thứ VII. [Xin xem thêm phần đối chiếu chi tiết của Cunningham.]

③ → Từ đây đi vào rừng sâu phía Đông Nam, đi hơn 900 dặm đến xứ Andhra (Án-đạt-la案達羅A-to-lo) Nam Ấn, chu vi khoảng Ba ngàn dặm. Đất đai phì nhiêu, khí hậu nóng, dân tính nóng nảy. Tiếng nói có âm điệu khác với miền Trung Ấn, nhưng chữ viết cơ bản giống nhau. Có hai mươi ngôi chùa, ba ngàn tăng đồ.

Thành Bình-kì-la瓶耆羅Ping-ki-lo (Vingkhila) chu vi hai mươi dặm, vùng phụ cận có chùa lớn, trước chùa có tháp bằng đá. Cách chùa 20 dặm về phía Nam có núi Cô Sơn孤山, trên có tháp đá là nơi ngài Dignāga (Trần-na陳那) tạo Nhân Minh Luận因明論.


Trần-na (480-540) dịch nghĩa là Vực Long域龍, đệ tử của ngài Thế Thân.
Trần-na là luận sư nổi tiếng của Duy Thức tông và là người cải cách phát triển Nhân Minh Học. Sư giảng thuyết Du Già Sư Địa Luận瑜伽師地論, Nhân Minh Luận因明論. Tác phẩm về Nhân Minh học của Trần-na rất nhiều: Giải Quyển Luận解捲論, Vô Tướng Tư Trần Luận無相思塵論, Thủ Nhân Giả Thiết Luận取因假設論...

Andhra (Án-đạt-la案達羅) ở hạ lưu sông Godavari, miền Bắc bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Đô thành nằm phía Tây bắc của hồ Kolleru, cách thành phố Eluru trên 10km về phía Bắc.
Andhra Pradesh là một bang thuộc Nam Ấn, từ vĩ tuyến 12°41’ đến 22°Bắc, kinh tuyến 77° đến 84°40’Đông. Bắc giáp bang Chhattisgarh và bang Orissa, Đông giáp vịnh Bengal, Nam giáp bang Tamil Nadu và Tây giáp bang Karnataka.
Hai con sông chính qua bang này là sông Godavari và sông Krishna. Thành phố lớn là Hyderabad (17.40°Bắc 78.48°Đông).
Hiện nay tại Andhra Pradesh còn khoảng 50 ngôi chùa Phật giáo, trong đó gồm 14 tháp, có những di vật được bảo tồn và thờ phụng. Nhưng không mấy ai biết đến những sự kiện lịch sử Phật giáo liên quan đến những di tích đó.
Hồ Nagarjuna Sagar còn lưu di tích Phật giáo, đó là khu vực Nagarjuna (đồi Long Thọ).
Nagarjunakonda được đặt theo tên Nagarjuna (Long Thọ), có lúc nó được gọi là “thành phố của chiến thắng” (“City of Victory”) theo Vijaya Satakarni, một lãnh chúa Satavahana. Vào khoảng năm 1700 nó là trung tâm tôn giáo lớn của tín đồ Bà-la-môn và Phật giáo.
Nó được khám phá vào năm 1926 bởi một vị giáo sư Ấn Độ, S Venkataramayya. Khi xây đập nhân tạo Nagarjuna Sagar, nước tràn ngập thung lũng nhiều phố cổ đã bị chôn vùi. Nagarjuna Sagar là đập lớn thứ ba trên thế giới, được xây dựng băng qua sông Krisna. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chuỗi nền văn hóa được thiết lập rất sớm từ thời đồ đá đến thời Trung cổ. Hơn 130 địa điểm với diện tích hơn 24km2 đã được khai quật và một số công trình kiến trúc được dời lên một ngọn đồi và khôi phục lại. Nay hiện là một hòn đảo của hồ Nagarjuna Sagar ở Anupu.
[–Adapted from Archaeological Survey of India’s brochure on Nagarjunakonda]

Sông Godavari 
Sông Godavari (Ca-đạt-duy- lợi歌達維利) là sông lớn thứ hai tại Ấn phát nguyên gần Trimbak của bang Maharashtra, Ấn Độ. Nó chảy về phía Đông qua cao nguyên Decan giữa hai bang Maharashtra và bang Andhra Prades, cuối cùng đổ ra biển tại vịnh Bengal. Rất nhiều người hành hương bên bờ sông này.
Mặc dù nguồn của nó cách biển Ả-rập (Arabian Sea) chỉ có 80km, nhưng nó lại đi về phía Đông trên con đường dài 1.465km, trước khi về đến biển.
Sông Godavari là một nơi chốn đặc biệt của người hành hương trong nhiều ngàn năm qua. Nhiều nhân vật nổi tiếng đến tắm và lễ bái nơi dòng sông này.

④ → Về phía Nam 1.000 dặm đến Dhanakataka (Đà-na-yết-trách- ca馱那羯磔加To-na-kie-tse-kia) Nam Ấn. Huyền Trang gặp hai vị tăng tên Tô-bộ-để蘇部底 và Tô-lợi-da蘇利耶, tinh thông về tam tạng của Đại Chúng Bộ, nhân đó Ngài dừng lại nơi đây vài tháng, học A-tỳ-đạt- ma và những bộ luận căn bản của Đại Chúng Bộ. Hai vị tăng kia lại học nơi Huyền Trang những bộ luận khác của Đại thừa, và lại cùng nhau đi chiêm bái các thánh tích. Huyền Trang đã đến thăm Amaravathi, chùa vẫn còn tồn tại.
Dhanakataka (Dhanakaṭaka, Dharanikota, Donakakotta) là thành phố thủ đô một vương quốc cổ, thuộc vùng Guntur của bang Andhra Pradesh.

‘Dhanyakataka’ có nghĩa là thành phố của lúa gạo. Dharanikota nằm ở thung lũng Krishna gần Amaravati, là vị trí của Dhanyakataka cổ, thủ đô của vương quốc Satavahanas, người đã thống trị Deccan từ thế kỷ thứ I đến thứ III.
Di tích tại Andhra Pradesh

Amaravati là một thành phố nhỏ nằm bên dòng Krishna vùng Guntur bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Nơi đây khai quật được một ngôi tháp cổ Phật giáo, vào thế kỷ II BC.
Điêu khắc theo phong cách Amaravati
 

Amaravati ở vị trí 16°34′Bắc, 80°22′Đông trên bờ Nam của sông Krishna. Nổi tiếng bởi tháp Phật, tháp lớn nằm nơi thung lũng bên dòng sông Krishna. Tháp bằng đá được chạm trổ cuộc đời Đức Phật rất sinh động. Thời gian này, nghệ thuật điêu khắc theo phong cách Amaravati phát triển các miền Nam Á.

Dòng chảy của sông Krishna


Sông Krishna là một trong những con sông dài nhất Ấn Độ. Nguồn sông Krishna bắt đầu từ Mahabaleswar trong bang Maharashtra ở phía Tây với cao độ 1.337m. Phía Tây chỉ cách bờ biển Arabian 64km, nhưng nó lại chảy về Đông, nên phải chảy qua đoạn đường dài 1400 km mới đến biển. Từ bang Maharashtra băng qua bang Karnataka, cuối đường là vịnh Bengal tại Hamasaladeevi trong bang Andhra Pradesh bên bờ biển phía Đông.

Hamasaladeevi là một làng thuộc hạt Krishna bang Andhra Pradesh, có tên là “vùng đất của thiên nga”.

Vùng châu thổ của sông Krishna là một trong những vùng đất phì nhiêu nhất của Ấn Độ. Về phương diện sinh thái, con sông này là một trong những con sông gây nhiều tai hại trên thế giới vì cơn gió mùa đã xói mòn trầm trọng vùng đất vào tháng bảy và tháng tám. Lưu lượng nó nhanh và mạnh. Nhưng lại có một thành ngữ thường được nhắc đến trong ngôn ngữ Marathi “trầm lặng như dòng chảy Krishna” (sunt vaahate Krishnamaai).

Gần cuối lộ trình, sông Krishna chia làm hai dòng tại Puligadda gần Avanigadda. Dòng Đông chảy ra vịnh Bengal tại Palakayi Tippa, cách Hamsaladeevi 5km. Dòng Tây lại chia ra làm ba nhánh nhỏ Lankavani Dibba Krishna, Naasagunta Krishna, và Venisagaram Krishna và tất cả đổ ra vịnh Bengal theo dòng chảy của mình.
⑤ → Đi về hướng Tây nam ngàn dặm đến nước Culya (Châu-lợi- da珠利耶Chu-li-ye) Nam Ấn. Chu vi khoảng hai ngàn bốn trăm dặm. Đất đai đầm lầy, trống trải hoang phế. Khí hậu hơi nóng. Chùa đã bị hủy hoại nhiều, tăng đồ không được học hỏi, thô tháo.

Về hướng Nam đô thành có tháp của vua A Dục xây. Về phía Tây đô thành có ngôi chùa cũ, là nơi ngày xưa Bồ Tát Đề-bà提婆 luận đạo với vị A-la-hán Ốt-đát-la嗢怛囉 (Uttara). Chuyện kể rằng Đề-bà nghe danh Uttara nên đến đây, trong chùa chỉ có một chiếc sàng nghỉ của Uttara, nên Uttara nhặt lá rụng làm tòa mời Đề-bà ngồi. Đề-bà trình bày những chỗ còn nghi vấn của mình, mời Uttara giải đáp. Uttara giải đáp từng vấn đề rất rành mạch.


Culya (Choḷya, Choliya, Joriya, Jho-li-ye) nay là Nellore (Nội-lạc-nhĩ内洛尓). Nằm phía bờ Nam sông Penneru, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ.
Nước Chú-liễn注輦国 (Chola) còn gọi là Châu-la朱罗.
Vào thế kỷ thứ 7 Huyền Trang gọi Chú-liễn注輦 là Châu-lợi-da珠利耶. Lúc đó là vương triều Châu-la朱罗 王朝.

Nellore vị trí 14°26′Bắc 79°58′Đông, cao độ 19m, là thành phố ở Đông Ấn Độ, ở Đông nam bang Andhra Pradesh, tọa lạc bên sông Penner.

Nơi đây thường xuyên có gió lốc, vào mùa hè nước rất khan hiếm. Nhiệt độ mùa hè từ 360 đến 460C. Mùa đông nhiệt độ từ 230 đến 250C.

Hiện nay Nellore là một trung tâm thương mại quan trọng mua bán các sản phẩm như bông và hạt có dầu. Nổi tiếng với đồ gỗ tốt, nhất là gỗ tếch (teak wood).

⑥ → Qua khu rừng phía Nam đi 1.500 dặm vào xứ Dravida (Đạt- la-tì-đồ達羅毘荼) Nam Ấn. Xứ này từng có mối bang giao với Trung Quốc thời vua Na-la-tăng-già-phạt-ma đời thứ 2, nhận sự sách phong của Đường triều. Người dân nơi đây can đảm, chính trực, thành thật và hiếu học.

Đô thành là Kacipura-Kanjevaram (Kiến-chí-bổ-la建志補羅), là sanh quán của ngài Đạt-ma-ba-la達磨波羅 (Hộ Pháp護法) nơi phát sinh học phái Đại Thừa Du-già Hành Tông. Ngài trước thuật Thanh Minh Tạp Luận聲明雜論 gồm hai vạn năm ngàn bài tụng, lại thích nghĩa Bách Luận百論, Duy Thức Luận唯識論, Nhân Minh Luận因明 論 các tác phẩm này đều rộng lưu hành. Thành này là một trong những trung tâm học thuật Phật giáo Ấn Độ, nằm ở cửa khẩu biển Nam Ấn.





Dravida (Drāviḍa, Damiḷa) nay là Tamil Nadu và Kerala.
Tamil Nadu (Thái-mễ-nhĩ Nạp-đức泰米尓納德) với thủ đô Chennai (Kim-nại金奈), vị trí 13.09°Bắc 80.27°Đông là một bang ở cực nam Ấn Độ, giáp với các bang Puducherry, Kerala, Karnataka và Andhra Pradesh. Những vương quốc cổ Tamil có một chiều dài lịch sử và văn hóa cổ truyền xưa nhất thế giới. Trước kia Tamil Nadu là bang Madras.

Kancipuram là một trong những chuyên đề của các nhà khảo cổ. Kiến trúc thuộc triều đại lớn Pallava, tại Tamil Nadu giữa thế kỷ thứ VII và IX.

எப்பொருள் யார்யார்வாய்க் கேட்பினும் அப்பொருள் மெய்ப்பொருள் காண்ப தறிவு.

Những bản văn này đã được viết hơn hai ngàn năm qua.
‘The mark of wisdom is to discern the truth
From whatever source it is heard.’
- (Tirukkural - 423)
Từ đây đi thuyền ba ngày đến nước Tăng-già-la僧伽羅 (nước Sư Tử, nay là Tích Lan), Huyền Trang muốn đến nước kia. Lúc đó Quốc vương nước kia mất, trong nước loạn lạc đói khổ, có ba trăm vị tăng từ nước Tăng-già-la đến thành Kiến Chí, Ấn Độ. Ngài Huyền Trang gặp các vị tăng kia, hỏi rằng “Nghe rằng chư Đại đức nước kia thông Tam tạng của Thượng Tọa Bộ cùng Du Già Luận瑜伽論, nay muốn qua nước đó để học, các Sư vì sao lại đến đây”. Đáp rằng “Quốc vương nước tôi mất, nghe nơi đây xứ Phật nhiều thánh tích, nên đến đây. Trưởng lão có nghi xin hỏi”. Huyền Trang dẫn Du Già ra hỏi, chỗ trả lời các vị tăng không vượt hơn chỗ hiểu của ngài Giới Hiền. Huyền Trang không đến nước đó nữa.

Nước Tăng-già-la僧伽羅, nhà Đường Trung Quốc gọi là Chấp Sư Tử執師子. Nay là Srilanka (Tích Lan, Tư-lí-lan-ca斯里兰卡).

⑦ → Cũng từ nước này nghe kể rằng, đi về hướng Nam khoảng ba ngàn dặm đến nước Mạt-la-củ-tra秣羅矩吒Mo-lo-kiu-cha. Khí hậu nóng, sông nước nhiều. Chùa có nhiều nhưng ít tăng đồ, dân chúng tín ngưỡng Phật giáo lẫn Kì-na giáo. Về phía Đông đô thành có một ngôi chùa cổ, có tháp Phật do vua A Dục lập nên. Miền Nam nước này giáp biển, có núi Mạt-lạt-da秣剌耶Mo-la-ye, núi cao hiểm trở, nhiều hang động bên sườn núi, núi có nhiều cây chiên đàn栴 檀. Phía Đông núi này có rặng núi Bố-đát-lạc-ca布呾洛迦, đường đi vô cùng nguy hiểm, gập ghềnh cheo leo, trên đỉnh núi có hồ nước.

Mạt-la-củ-tra nay di chỉ tại Madurai (Mã-đỗ-lại馬杜賴) bang Tamil Nadu (Thái-mễ- nhĩ Nạp-đức泰米尓納德).

Mời xem tiếp quyển 11 đi về phía Tây Nam và phía Tây Ấn Độ 

Truy cập